Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2018

Đừng biến thương hiệu của mình thành hàng nhái

Dù cố tình hay hữu ý thì việc biến mình trở nên giống với đối thủ cạnh tranh là một điều tối kị trong kinh doanh. Khi bạn biến mình trở nên giống với đối thủ cạnh tranh, bạn đang trở thành một cái bóng của họ. Khách hàng sẽ nhận định thương hiệu của bạn đơn giản chỉ là một sản phẩm nhái lại của bản gốc mà đã là bản nhái thì sẽ không bao giờ được coi trọng. Không có ca sĩ nào hát nhái lại ca sĩ khác mà trở nên nổi tiếng cả. Các ca sĩ đều muốn có một chất riêng, đặc biệt mà khi chỉ cần nghe qua là người nghe đã nhận ra đây là chất giọng đặc trưng của ca sĩ đó. Những ca sĩ muốn biến mình trở thành bản sao của người khác sẽ không bao giờ có được thành công, may lắm thì chỉ trở thành một hiện tượng nhất thời. Việc biến thương hiệu của bạn trở nên giống với đối thủ cạnh tranh cũng vậy, nó sẽ khiến bạn có thể nổi lên như một hiện tượng trong ngắn hạn nhưng về lâu dài thì nó sẽ không giúp thương hiệu của bạn thành công. Có nhiều ca sĩ thậm chí bị ngọng do đặc trưng của giọng địa phương nhưng...

Tầm quan trọng của chất lượng thương hiệu

Khi nhắc đến các yếu tốt làm nên một sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt thì người ta thương nhắc tới yếu tố chất lượng. Dường như chất lượng sản phẩm được hầu hết các doanh nghiệp đưa ra như một chiến lược cốt lõi của doanh nghiệp, một yếu tố cạnh tranh không thể thiếu của một doanh nghiệp nếu như muốn tồn tại trên thị trường. Nhưng hầu hết mọi người không thể định nghĩa được từ chất lượng vì nó khá mơ hồ và chỉ mang tính tương đối. Hơn nữa, người tiêu dùng thường không thể đủ khả năng để thẩm định chất lượng của sản phẩm. Ngay cả đến những chuyên gia trong lĩnh vực cũng cần phải có những máy móc, kỹ thuật hỗ trợ để thẩm định chất lượng của một sản phẩm. Vậy thì chất lượng trong thực tế chưa chắc đã phải là một yếu tố quan trọng khi người tiêu dùng mua một sản phẩm. Đương nhiên người tiêu dùng luôn quan tâm đến chất lượng và đánh giá rất cao những sản phẩm có chất lượng tốt. Nhưng những đánh giá về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng về một sản phẩm chỉ mang tính chất cảm tính ch...

Thị trường nội địa trước hay toàn cầu trước

Một trong những vấn đề của các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay đó là chọn thị trường nào trước để bắt đầu khởi sự, nội địa hay toàn cầu. Có rất nhiều ý kiến, quan điểm được đưa ra. Người thì cho rằng cần phải nhắm đến thị trường toàn cầu, người thì cho rằng cần chiếm lĩnh thị trường nội địa trước. Thực ra mọi người đang khiến vấn đề này trở nên cực đoan hóa khi áp đặt một cách giải quyết cho vấn đề khiến nó trở nên cứng nhắc. Chẳng ai bắt một doanh nghiệp khởi nghiệp bắt buộc phải chiếm lĩnh thị trường nội địa hay bắt buộc phải chiếm lĩnh thị trường quốc tế trước. Muốn biết được cần phải chiếm lĩnh thị trường nào trước thì cần phải thông qua sự phân tích. Thị trường toàn cầu rất rộng lớn và gồm nhiều quốc gia với đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Nếu cứ nói chung chung là thị trường toàn cầu thì chiến lược đưa ra chắc chắn là sai lầm. Muốn biết nên chiếm thị trường nào thì cần phải cụ thể hóa, đưa ra một thị trường nước ngoài cụ thể mà mình muốn chiếm lĩnh.  Các doanh nghiệp có nh...

Chiến lược liên minh cho thương hiệu Việt

Liên minh, liên kết là một chiến lược cơ bản trong quản trị kinh doanh. Cũng tương tự như các chiến lược khác trong kinh doanh, chiến lược liên minh cũng bắt nguồn từ lĩnh vực quân sự. Một trong những chiến lược liên minh rất nổi tiếng trong lĩnh vực quân sự chính là một phần trong Long Trung đối sách của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Thế lực của Lưu Bị và Tôn Quyền là hai thế lực yếu hơn so với Tào Tháo. Vì vậy hai thế lực yếu hơn phải liên kết lại với nhau để chống Tào Tháo. Tương tự như vậy, khi áp dụng vào kinh doanh thì nội dung của chiến lược này là nhằm liên kết các doanh nghiệp nhỏ lại với nhau để chống lại những ông lớn trên thị trường. Chiến lược liên minh trong quân sự và kinh doanh về cốt lõi tư tưởng là giống nhau nhưng về việc ứng dụng vào thực tế để đạt hiệu quả thì vẫn có sự khác nhau. Trong quân sự thì hai đội quân hợp thành một thì đương nhiên là sẽ mạnh hơn nhưng trong kinh doanh thì đôi khi sự hợp lực đó chẳng đem lại được hiệu quả. Trên thị trường vận tải hiện na...

Tầm quan trọng của phân khúc giá rẻ

Phân khúc giá rẻ là một thị trường cơ bản và rất quan trọng để các thương hiệu có thể khai thác. Nó là một phân khúc chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu của toàn bộ thị trường. Sự phân hóa giàu nghèo trên thế giới đang ngày càng gia tăng nhanh chóng và chịu sự chi phối của quy luật 80/20, tức là 80% của cải trên thế giới nằm trong tay 20% dân số thế giới và 20% của cải còn lại sẽ chia cho 80% dân số. Vậy tầng lớp bình dân sẽ chiếm một lượng rất lớn trong tổng cơ cấu dân số thế giới. Sự gia tăng tầng lớp bình dân trong xã hội sẽ ngày càng mạnh mẽ và đi cùng với đó là sự gia tăng của nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ giá rẻ. Tuy phân khúc giá rẻ đem lại lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp chứ không cao như các sản phẩm cao cấp nhưng do quy mô của nó lớn hơn phân khúc cao cấp rất nhiều nên số lượng bù chất lượng. Thực tế trong nhiều dòng sản phẩm, các thương hiệu giá rẻ mới là người nắm phần lớn thị trường. Có rất nhiều ý kiến cho rằng để xây dựng thương hiệu thì cần phải sản xuất các s...

Nội địa hóa cho thương hiệu ô tô Vinfast

Nội địa là một định vị rất hay mà Vinfast có thể dùng nhưng nội địa không nên dùng để ám chỉ ô tô của Việt Nam mà đơn giản chỉ là một loại ô tô được sản xuất tại Việt Nam, còn ô tô là của một nước có thế mạnh về công nghiệp ô tô như Đức, Mỹ hay Nhật kết hợp với doanh nghiệp việt sản xuất. Nếu đi theo cách này, Vinfast cần lấy một cái tên không liên quan đến Việt Nam, không truyền thông rằng đây là ô tô Việt Nam. Nó chỉ là một loại ô tô nội địa, sản xuất ở Việt Nam nhưng là ô tô do Nhật, Mỹ đứng ra kết hợp cùng Việt Nam sản xuất. Họ cần phải liên kết, hợp tác với một thương hiệu ô tô của Nhật hay Mỹ và sử dụng thương hiệu của họ để tạo dựng vị thế. Vinfast cũng liên kết, hợp tác với thương hiệu ô tô của Mỹ nhưng như vậy chưa được sâu vì nó chỉ là hình thức còn trên thực tế họ luôn nói mình là thương hiệu ô tô Việt, không hề có sự liên quan về mặt thương hiệu nào với đối tác mà họ liên kết. Cần phải lợi dụng sức mạnh thương hiệu chứ không chỉ là công nghệ. Thực ra không cần hợp tác, kh...

Thế nào là phòng thủ cho thương hiệu?

Phòng thủ là một khái niệm được xuất phát từ lĩnh vực quân sự trong các cuộc chiến tranh. Nó được coi là một chiến lược then chốt trong quân sự. Tôn Tử có câu rằng muốn đánh địch thì trước hết không được để địch đánh ta. Câu nói này cho thấy tầm quan trọng của chiến lược phòng thủ. Trước hết cần phải hiểu phòng thủ là gì? Phòng thủ là một hoạt động nhằm hạn chế và ngăn chặn những sự tấn công từ đối thủ cạnh tranh. Phòng thủ có thể được hiểu là tạo ra một bức tường thành, ngăn chặn đối phương xâm nhập lãnh thổ của bạn. Phòng thủ thương hiệu cũng vậy, chính là việc bạn đi xây cho mình một ức tường thành vững chắc trong tâm trí khách hàng. Chẳng hạn như việc Grab Food đang cố gắng xây dựng cho mình bức tường phòng thủ có tên tốc độ giao hàng. Khi đã xây dựng xong, nếu đối thủ nào muốn tranh giành với bạn nhóm khách hàng với mong muốn về mặt tốc độ thời gian giao hàng thì họ sẽ bị ngăn chặn ngay lập tực bởi bức tường mà họ đã tạo dựng nên. Có ý kiến cho rằng những lời lẽ châm biếm hay ...

Thương hiệu không đồng nghĩa với cao cấp

Trong lĩnh vực thời trang, mọi người thường dùng từ hàng hiệu để chỉ các sản phẩm cao cấp của các thương hiệu nổi tiếng. Các sản phẩm hàng hiệu được coi là các sản phẩm xa xỉ với mức giá cao. Hàng hiệu được mọi người hiểu là hàng thương hiệu với chữ "hiệu" tức là nhãn hiệu, thương hiệu. Từ khái niệm này nhiều người sẽ nghĩ rằng hàng thương hiệu là khái niệm dùng để chỉ các sản phẩm cao cấp và muốn xây dựng thương hiệu thì phải sản xuất các sản phẩm cao cấp. Thực ra cách định nghĩa này chỉ là khái niệm không chuyên còn bản chất của thương hiệu được hiểu theo khía cạnh dành cho những người quản trị thương hiệu thì không phải như vậy. Thương hiệu chưa bao giờ là từ dùng để chỉ các sản phẩm cao cấp. Những nhà quản trị cần phải loại bỏ tư tưởng cứ sản xuất hàng thương hiệu thì phải là hàng cao cấp. Cứ sản xuất smartphone, sản xuất ô tô, tivi... là phải cao cấp. Rồi nhiều người nói rằng giá rẻ là sẽ thể hiện thương hiệu là hàng kém chất lượng. Nhưng liệu bạn có nghĩ rằng có nhữn...

Liệu Bphone có nên tham gia phân khúc tầm trung?

Có lẽ sau sự không chấp nhận của thị trường thì hiện giờ Bphone đang phải thay đổi và bán sản phẩm của mình với một mức giá thấp hơn. Có thể nhiều người sẽ cho rằng đây là động thái hợp lí vì sau một thời gian dài Bphone đã không thể thành công trên thị trường smartphone cao cấp. Có thể nhiều người nghĩ rằng Bphone là một sản phẩm cao cấp và bây giờ hạ giá xuống tầm trung cấp. Như vậy thì mọi người sẽ cảm thấy họ được lợi khi được sử dụng một sản phẩm cao cấp với một mức giá tầm trung. Nhưng suy nghĩ đó mới thật sai lầm bởi vì với khách hàng chưa bao giờ coi Bphone là một sản phẩm cao cấp cả. Tất cả những lời lẽ truyền thông trước đây về một sản phẩm smartphone cao cấp không hề được khách hàng chấp nhận. Các thương hiệu thực sự cao cấp khi hạ xuống mức thấp hơn thì lượng mua của khách hàng sẽ tăng vì họ cảm thấy được lợi khi mua một thương hiệu cao cấp với mức giá bình dân. Còn như trong trường hợp của Bphone, mọi chuyện có lẽ sẽ không diễn ra như vậy hoặc thậm chí còn trở nên tồi tệ...

Cách nhận biết một ý tưởng startup thành công

Một startup thành công là một doanh nghiệp tạo ra được một dòng sản phẩm mới đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn khi họ sử dụng dòng sản phẩm truyền thống. Khi họ càng tạo được nhiều lợi ích hơn so với sản phẩm truyền thống thì họ lại càng thành công hơn. Nền tảng để tạo ra những giá trị đó chính là việc ứng dụng công nghệ của các cuộc cách mạng công nghiệp vào việc tạo ra sản phẩm mới phục vụ khách hàng. Cuộc cách mạng 3.0 đã phát triển và đạt đến đỉnh cao với sự bùng nổ của Internet. Và nền kinh tế chia sẻ, một nền kinh tế kết nối mọi người với nhau để tân dụng những tài sản nhàn rỗi trong xã hội chính là kết quả mà cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 đem lại. Sau một thời gian bị choáng ngợp trước sự ứng dụng Internet vào công việc kinh doanh và sự thay đổi chóng mặt cách thức kinh doanh, phục vụ khách hàng của rất nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là vận tải với starup Uber, Grab thì hiện nay các doanh nhân Việt đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển các dịch vụ ứng dụng kết nối Internet ...

Cuộc công kích giữa Milo và Ovaltine

Ovaltine mới đây đã triển khai một cuộc công kích về mặt truyền thông nhắm tới thương hiệu Milo, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ovaltine trên thị trường sữa lúa mạch. Ovaltine đã đưa ra một thông điệp giáo dục đối lập để chỉ trích thông điệp đối thủ của mình là "bệnh thành tích". Nhưng thực sự thì điều này có hiệu quả không? Thực ra Ovaltine đã làm lệch lạc thông điệp "nhà vô địch" của Milo và họ gần như đã tự bịa đặt, xuyên tạc ra câu chuyện đó. Thực tế chẳng có khách hàng nào nghĩ thông điệp của Milo là như vậy, rằng uống sữa Milo vào là để trở thành nhà vô địch. Ai cũng hiểu rằng thông điệp mà Milo truyền thông cả chục năm nay là cung cấp năng lượng để giúp trẻ trở nên năng động hơn mỗi ngày. Và nhà vô địch chỉ đơn giản là một cách truyền tải thông điệp này theo hơi hướng thể thao đến với mọi người. Vì vậy có thể nói rằng cách tấn công của họ chưa trúng vào thông điệp thực sự của Milo. Milo thì đã mắc sai lầm khi đưa đơn đi kiện Ovaltine cạnh tranh không làn...