Dù cố tình hay hữu ý thì việc biến mình trở nên giống với đối thủ cạnh tranh là một điều tối kị trong kinh doanh. Khi bạn biến mình trở nên giống với đối thủ cạnh tranh, bạn đang trở thành một cái bóng của họ. Khách hàng sẽ nhận định thương hiệu của bạn đơn giản chỉ là một sản phẩm nhái lại của bản gốc mà đã là bản nhái thì sẽ không bao giờ được coi trọng.
Không có ca sĩ nào hát nhái lại ca sĩ khác mà trở nên nổi tiếng cả. Các ca sĩ đều muốn có một chất riêng, đặc biệt mà khi chỉ cần nghe qua là người nghe đã nhận ra đây là chất giọng đặc trưng của ca sĩ đó. Những ca sĩ muốn biến mình trở thành bản sao của người khác sẽ không bao giờ có được thành công, may lắm thì chỉ trở thành một hiện tượng nhất thời. Việc biến thương hiệu của bạn trở nên giống với đối thủ cạnh tranh cũng vậy, nó sẽ khiến bạn có thể nổi lên như một hiện tượng trong ngắn hạn nhưng về lâu dài thì nó sẽ không giúp thương hiệu của bạn thành công. Có nhiều ca sĩ thậm chí bị ngọng do đặc trưng của giọng địa phương nhưng chính điều đó đã làm nên sự riêng biệt, độc đáo trong giọng hát của họ và chính nó đã trở thành thương hiệu của họ.
Điều gì khiến cho các thương hiệu bị người tiêu dùng, khách hàng nhận định là một thương hiệu nhái của đối thủ cạnh tranh? Đó chính là bộ nhận diện thương hiệu. Trên thị trường gọi xe công nghệ có một thương hiệu của Việt Nam mang tên Aber. Điều đầu tiên mà bạn nghĩ khi nghe thấy thương hiệu này là gì? Chắc là sao nghe giống Uber thế. Sau một thời gian ngắn gây được tiếng tăm nhờ dựa vào cái tên gần giống Uber này, Aber đã phải tạm đóng cửa một thời gian. Họ sẽ rất khó thành công lâu dài với cái tên kiểu này. Uber là một trong những ứng dụng gọi xe đầu tiên và phổ biến nhất trên thế giới nhưng các thương hiệu ra đời sau và rất thành công như: Grab hay Go-Jek đâu có đặt tên tương tự như Uber. Hiện nay chẳng có một ứng dụng gọi xe nào thành công mà lại có cái tên tương tự Uber như vậy.
Hãng taxi Mai Linh thì đã mắc phải sai lầm khi tung ra ứng dụng gọi xe của mình với màu sắc chủ đạo của thương hiệu là màu xanh là cây, màu sắc đặc trưng của Grab. Nó khiến cho tài xế của Mai Linh trở nên nhạt nhòa, lẫn lộn khi đứng cùng tài xế Grab. Đó chính là lí do tại sao hãng gọi xe Go-Viet lại lấy màu đỏ làm màu sắc chủ đạo trong bộ nhận diện thương hiệu của họ.
Một trường hợp nữa là Bphone, thương hiệu smartphone cao cấp của Việt Nam . Bphone có cái tên giống với iPhone, một cái tên đã quá quen thuộc với người dân trên thế giới trong phân khúc smartphone cao cấp. Nhiều người sẽ nghĩ Bphone là một sản phẩm đã nhái lại rồi còn đao to búa lớn đòi hơn bản gốc là iPhone. Tất cả các thương hiệu smartphone thành công chẳng có ai đặt tên kiểu iPhone. Samsung có đặt tên cho smartphone của mình là Sphone không? Oppo có đặt tên cho smartphone của mình là Ophone không? Xiaomi có đặt tên cho smartphone của mình là Xphone không? Tại sao họ không đặt như vậy? Vì họ hiểu rẳng đấy chẳng khác nào một hành động tự nhận mình là một cái bóng của iPhone.
Không có ca sĩ nào hát nhái lại ca sĩ khác mà trở nên nổi tiếng cả. Các ca sĩ đều muốn có một chất riêng, đặc biệt mà khi chỉ cần nghe qua là người nghe đã nhận ra đây là chất giọng đặc trưng của ca sĩ đó. Những ca sĩ muốn biến mình trở thành bản sao của người khác sẽ không bao giờ có được thành công, may lắm thì chỉ trở thành một hiện tượng nhất thời. Việc biến thương hiệu của bạn trở nên giống với đối thủ cạnh tranh cũng vậy, nó sẽ khiến bạn có thể nổi lên như một hiện tượng trong ngắn hạn nhưng về lâu dài thì nó sẽ không giúp thương hiệu của bạn thành công. Có nhiều ca sĩ thậm chí bị ngọng do đặc trưng của giọng địa phương nhưng chính điều đó đã làm nên sự riêng biệt, độc đáo trong giọng hát của họ và chính nó đã trở thành thương hiệu của họ.
Điều gì khiến cho các thương hiệu bị người tiêu dùng, khách hàng nhận định là một thương hiệu nhái của đối thủ cạnh tranh? Đó chính là bộ nhận diện thương hiệu. Trên thị trường gọi xe công nghệ có một thương hiệu của Việt Nam mang tên Aber. Điều đầu tiên mà bạn nghĩ khi nghe thấy thương hiệu này là gì? Chắc là sao nghe giống Uber thế. Sau một thời gian ngắn gây được tiếng tăm nhờ dựa vào cái tên gần giống Uber này, Aber đã phải tạm đóng cửa một thời gian. Họ sẽ rất khó thành công lâu dài với cái tên kiểu này. Uber là một trong những ứng dụng gọi xe đầu tiên và phổ biến nhất trên thế giới nhưng các thương hiệu ra đời sau và rất thành công như: Grab hay Go-Jek đâu có đặt tên tương tự như Uber. Hiện nay chẳng có một ứng dụng gọi xe nào thành công mà lại có cái tên tương tự Uber như vậy.
Hãng taxi Mai Linh thì đã mắc phải sai lầm khi tung ra ứng dụng gọi xe của mình với màu sắc chủ đạo của thương hiệu là màu xanh là cây, màu sắc đặc trưng của Grab. Nó khiến cho tài xế của Mai Linh trở nên nhạt nhòa, lẫn lộn khi đứng cùng tài xế Grab. Đó chính là lí do tại sao hãng gọi xe Go-Viet lại lấy màu đỏ làm màu sắc chủ đạo trong bộ nhận diện thương hiệu của họ.
Một trường hợp nữa là Bphone, thương hiệu smartphone cao cấp của Việt Nam . Bphone có cái tên giống với iPhone, một cái tên đã quá quen thuộc với người dân trên thế giới trong phân khúc smartphone cao cấp. Nhiều người sẽ nghĩ Bphone là một sản phẩm đã nhái lại rồi còn đao to búa lớn đòi hơn bản gốc là iPhone. Tất cả các thương hiệu smartphone thành công chẳng có ai đặt tên kiểu iPhone. Samsung có đặt tên cho smartphone của mình là Sphone không? Oppo có đặt tên cho smartphone của mình là Ophone không? Xiaomi có đặt tên cho smartphone của mình là Xphone không? Tại sao họ không đặt như vậy? Vì họ hiểu rẳng đấy chẳng khác nào một hành động tự nhận mình là một cái bóng của iPhone.
Nhận xét
Đăng nhận xét