Liên minh, liên kết là một chiến lược cơ bản trong quản trị kinh doanh. Cũng tương tự như các chiến lược khác trong kinh doanh, chiến lược liên minh cũng bắt nguồn từ lĩnh vực quân sự. Một trong những chiến lược liên minh rất nổi tiếng trong lĩnh vực quân sự chính là một phần trong Long Trung đối sách của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Thế lực của Lưu Bị và Tôn Quyền là hai thế lực yếu hơn so với Tào Tháo. Vì vậy hai thế lực yếu hơn phải liên kết lại với nhau để chống Tào Tháo. Tương tự như vậy, khi áp dụng vào kinh doanh thì nội dung của chiến lược này là nhằm liên kết các doanh nghiệp nhỏ lại với nhau để chống lại những ông lớn trên thị trường.
Chiến lược liên minh trong quân sự và kinh doanh về cốt lõi tư tưởng là giống nhau nhưng về việc ứng dụng vào thực tế để đạt hiệu quả thì vẫn có sự khác nhau. Trong quân sự thì hai đội quân hợp thành một thì đương nhiên là sẽ mạnh hơn nhưng trong kinh doanh thì đôi khi sự hợp lực đó chẳng đem lại được hiệu quả. Trên thị trường vận tải hiện nay, các hãng taxi truyền thống đã liên kết lại với nhau để chống lại các hãng taxi công nghệ. Nhưng sự liên kết đó không có ý nghĩa nhiều khi thị trường đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của các hãng vận tải công nghệ. Khi bạn liên kết những thứ lỗi thời với nhau thì nó vẫn chỉ là một thứ lỗi thời. Việc cần làm là liên kết các hãng xe công nhỏ của Việt Nam như: Vato, Aber, Mai Linh...chứ không phải là các hãng taxi truyền thống.
Thứ hai là đừng để bị thất bại trước các doanh nghiệp nước ngoài rồi mới nghĩ đến chuyện đoàn kết. Tại sao lúc doanh nghiệp nước ngoài chưa vào sao lại không nghĩ đến chuyện đoàn kết? Người Việt Nam có đặc điểm là chỉ những lúc gặp khó khăn rồi mới đoàn kết. Liên minh taxi truyền thống chỉ được thành lập sau khi taxi truyền thống đã bị thất bại trước taxi công nghệ.
Trước khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt cần phải thiết lập được một vạn lí trường thành, một hệ thống phòng thủ để đón lõng đối thủ. Nhưng doanh nghiệp việt thì toàn công ty nhỏ nên nếu từng công ty xây dựng hệ thống phòng thủ riêng cho mình thì rất dễ bị đối thủ đánh bại nên cần hợp lực lại và khi hợp lực lại đạt được yếu tố về mặt tốc độ. Nếu từng công ty tách riêng thì khó xây dựng một hệ thống phòng thủ nhanh được nhưng nếu liên kết lại thì nó sẽ rất nhanh để trở thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực với một thị phần lớn.
Trong thị trường chia sẻ văn phòng, vào cuối năm nay Wework sẽ vào Việt Nam và dự định sẽ chiếm một phần bảy thị trường này. Nếu các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam tách nhau ra thì khả năng bị đánh bại là rất dễ dàng nhưng khi hợp lực thì các doanh nghiệp việt có thể chiếm được một nửa thị phần hoặc thậm chí hơn. Vậy thì lúc đó còn phải ngại gì việc doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào.
Khi Uber ra khỏi thị trường việt, nếu lúc đó các thương hiệu như Mai Linh, Vato hay Aber liên kết lại với nhau thì vị trí thứ hai rất có thể đã rơi vào tay các doanh nghiệp Việt chứ không phải Go-Jek.
Nhận xét
Đăng nhận xét