Có lẽ sau sự không chấp nhận của thị trường thì hiện giờ Bphone đang phải thay đổi và bán sản phẩm của mình với một mức giá thấp hơn. Có thể nhiều người sẽ cho rằng đây là động thái hợp lí vì sau một thời gian dài Bphone đã không thể thành công trên thị trường smartphone cao cấp. Có thể nhiều người nghĩ rằng Bphone là một sản phẩm cao cấp và bây giờ hạ giá xuống tầm trung cấp. Như vậy thì mọi người sẽ cảm thấy họ được lợi khi được sử dụng một sản phẩm cao cấp với một mức giá tầm trung.
Nhưng suy nghĩ đó mới thật sai lầm bởi vì với khách hàng chưa bao giờ coi Bphone là một sản phẩm cao cấp cả. Tất cả những lời lẽ truyền thông trước đây về một sản phẩm smartphone cao cấp không hề được khách hàng chấp nhận. Các thương hiệu thực sự cao cấp khi hạ xuống mức thấp hơn thì lượng mua của khách hàng sẽ tăng vì họ cảm thấy được lợi khi mua một thương hiệu cao cấp với mức giá bình dân. Còn như trong trường hợp của Bphone, mọi chuyện có lẽ sẽ không diễn ra như vậy hoặc thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn. Đó là việc họ đang khiến cho khách hàng càng cảm thấy hoài nghi về giá trị thực của chiếc Bphone. Họ đã gắn cho CEO của Bphone biệt danh là "nổ" tức là họ đang không tin vào giá trị thực Bphone và động thái hạ giá này của Bphone đang cho thấy rằng suy nghĩ của họ là đúng.
Bphone đang ở vào thế tiến thoái lưỡng nan, muốn giữ định vị cao cấp cũng khó mà muốn hạ cũng không được. Thông thường đời điện thoại sau sẽ cao giá hơn đời trước do những cải tiến về công nghệ, độ bền..., nhưng Bphone lại đang làm ngược lại. Họ nói rằng thêm công nghệ nọ, công nghệ kia tiên tiến hơn nhưng lại bán giá thấp hơn. Chứng tỏ họ vẫn chưa bỏ được thói quen hay "nổ".
Nhưng suy nghĩ đó mới thật sai lầm bởi vì với khách hàng chưa bao giờ coi Bphone là một sản phẩm cao cấp cả. Tất cả những lời lẽ truyền thông trước đây về một sản phẩm smartphone cao cấp không hề được khách hàng chấp nhận. Các thương hiệu thực sự cao cấp khi hạ xuống mức thấp hơn thì lượng mua của khách hàng sẽ tăng vì họ cảm thấy được lợi khi mua một thương hiệu cao cấp với mức giá bình dân. Còn như trong trường hợp của Bphone, mọi chuyện có lẽ sẽ không diễn ra như vậy hoặc thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn. Đó là việc họ đang khiến cho khách hàng càng cảm thấy hoài nghi về giá trị thực của chiếc Bphone. Họ đã gắn cho CEO của Bphone biệt danh là "nổ" tức là họ đang không tin vào giá trị thực Bphone và động thái hạ giá này của Bphone đang cho thấy rằng suy nghĩ của họ là đúng.
Bphone đang ở vào thế tiến thoái lưỡng nan, muốn giữ định vị cao cấp cũng khó mà muốn hạ cũng không được. Thông thường đời điện thoại sau sẽ cao giá hơn đời trước do những cải tiến về công nghệ, độ bền..., nhưng Bphone lại đang làm ngược lại. Họ nói rằng thêm công nghệ nọ, công nghệ kia tiên tiến hơn nhưng lại bán giá thấp hơn. Chứng tỏ họ vẫn chưa bỏ được thói quen hay "nổ".
Nhiều người cho Vinfast tung ra mẫu xe cao cấp để tạo danh tiếng rồi sau đó tung tiếp ra mẫu rẻ hơn. Nhưng nếu như vinfast không thành công ở xe cao cấp thì việc tung ra dòng xe thấp hơn chẳng có nhiều ý nghĩa. Một thương hiệu được khách hàng thừa nhận là cao cấp thì khi họ hạ giá bán xuống mọi người sẽ thấy mình được lợi và sức mua sẽ tăng. Còn chưa được khách hàng công nhận là một thương hiệu cao cấp mà hạ giá thì thậm chí còn phản tác dụng.
Vấn đề ở đây là cần quan tâm tới nhận thức của khách hàng. Không phải cứ bán giá thật cao thì mọi người sẽ tin sản phẩm của bạn là cao cấp. Xây dựng một thương hiệu cao cấp rồi hạ xuống thấp cấp cũng là một ý tưởng hay nhưng cần phải chắc chắn rằng mình sẽ xây dựng thành công thương hiệu cao cấp đó.
Chiến lược phân phối cho Bphone 3 là đưa sản phẩm này vào các cửa hàng bán lẻ của các cá nhân chứ không phân phối qua chuỗi cửa hàng lớn Thế giới di động vì họ cho rằng nhân viên thế giới di động không nhiệt tình giới thiệu sản phẩm của họ. Nhưng chiến lược này chưa chắc đã đúng vì Bphone được nói là một chiếc điện thoại "chất" với mức giá tầm trung và cận cao cấp. Vậy mà nó lại không được bán ở chuỗi lớn, nơi mà lượng khách hàng trung và cao cấp chiếm rất lớn. Phải chăng nó chưa đủ "chất", chưa đủ cao cấp như đã tuyên bố để bán được ở đây? Thứ hai là với mức giá tầm trung đó thì vẫn rất khó để Bphone cạnh tranh được với Samsung, Oppo hay Xiaomi. Kể cả những người bán ở các cửa hàng điện thoại cũng thường hướng khách hàng vào các thương hiệu này.
Vấn đề ở đây là cần quan tâm tới nhận thức của khách hàng. Không phải cứ bán giá thật cao thì mọi người sẽ tin sản phẩm của bạn là cao cấp. Xây dựng một thương hiệu cao cấp rồi hạ xuống thấp cấp cũng là một ý tưởng hay nhưng cần phải chắc chắn rằng mình sẽ xây dựng thành công thương hiệu cao cấp đó.
Chiến lược phân phối cho Bphone 3 là đưa sản phẩm này vào các cửa hàng bán lẻ của các cá nhân chứ không phân phối qua chuỗi cửa hàng lớn Thế giới di động vì họ cho rằng nhân viên thế giới di động không nhiệt tình giới thiệu sản phẩm của họ. Nhưng chiến lược này chưa chắc đã đúng vì Bphone được nói là một chiếc điện thoại "chất" với mức giá tầm trung và cận cao cấp. Vậy mà nó lại không được bán ở chuỗi lớn, nơi mà lượng khách hàng trung và cao cấp chiếm rất lớn. Phải chăng nó chưa đủ "chất", chưa đủ cao cấp như đã tuyên bố để bán được ở đây? Thứ hai là với mức giá tầm trung đó thì vẫn rất khó để Bphone cạnh tranh được với Samsung, Oppo hay Xiaomi. Kể cả những người bán ở các cửa hàng điện thoại cũng thường hướng khách hàng vào các thương hiệu này.
Nhận xét
Đăng nhận xét