Phân khúc giá rẻ là một thị trường cơ bản và rất quan trọng để các thương hiệu có thể khai thác. Nó là một phân khúc chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu của toàn bộ thị trường. Sự phân hóa giàu nghèo trên thế giới đang ngày càng gia tăng nhanh chóng và chịu sự chi phối của quy luật 80/20, tức là 80% của cải trên thế giới nằm trong tay 20% dân số thế giới và 20% của cải còn lại sẽ chia cho 80% dân số. Vậy tầng lớp bình dân sẽ chiếm một lượng rất lớn trong tổng cơ cấu dân số thế giới. Sự gia tăng tầng lớp bình dân trong xã hội sẽ ngày càng mạnh mẽ và đi cùng với đó là sự gia tăng của nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ giá rẻ.
Tuy phân khúc giá rẻ đem lại lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp chứ không cao như các sản phẩm cao cấp nhưng do quy mô của nó lớn hơn phân khúc cao cấp rất nhiều nên số lượng bù chất lượng. Thực tế trong nhiều dòng sản phẩm, các thương hiệu giá rẻ mới là người nắm phần lớn thị trường.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng để xây dựng thương hiệu thì cần phải sản xuất các sản phẩm cao cấp, tuyệt đối tránh xa phân khúc bình dân vì nó không thể hiện đẳng cấp hay khiến cho khách hàng nghĩ rằng nó có một chất lượng kém...
Thực sự họ nên đi tìm hiểu về khái niệm thương hiệu trước khi phát biểu như vậy. Thương hiệu không hề gắn với hai từ "cao cấp". Nói đến các doanh nghiệp có thương hiệu không phải là chỉ nói đến những doanh nghiệp sản xuất hay cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cao cấp. Còn về chất lượng thì khách hàng nào cũng hiểu rằng tiền nào thì của nấy và họ không thể đòi hỏi quá nhiều ở một sản phẩm giá rẻ. Tivi của một thương hiệu Việt là Asanzo tuy rằng không thể so về chất lượng với các hãng lớn như Samsung, Sony hay LG...nhưng họ lại có một mức giá rẻ, phù hợp với thu nhập của tầng lớp bình dân và chính nó đã giúp họ chiếm được thị phần hai con số trên một thị trường cạnh tranh rất khốc liệt.
Phân khúc giá rẻ thậm chí còn phát triển rất mạnh ở một dịch vụ mà trước kia người ta luôn nghĩ rằng nó mặc định phải là một dịch vụ cao cấp, đó chính là dịch vụ hàng không. Vậy mà giờ đây dịch vụ hàng không giá rẻ đã phát triển vượt các dịch vụ hàng không truyền thống và tăng trưởng mạnh mẽ theo sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, bình dân. Tương tự như vậy, hãng bán lẻ Wall-mart đã thống trị ngành bán lẻ nhờ việc thống trị phân khúc giá rẻ. Tại sao nhiều doanh nghiệp Việt chưa thực sự đề cao phân khúc này khi cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho thị trường?
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tầng lớp bình dân rất đông đảo. Hơn nữa ở một số lĩnh vực công nghệ cao thì rất khó để các doanh nghiệp Việt tham gia vào phân khúc cao cấp nên phân khúc bình dân sẽ là một lựa chọn tốt. Có rất nhiều ý kiến khuyên Vingroup nên sản xuất smartphone, ô tô cao cấp nhưng đó lại là những lĩnh vực mà chúng ta không có lợi thế so với các hãng ô tô lâu đời của Nhật Bản hay Mỹ. Tivi cũng là một sản phẩm không phải thế mạnh của Việt Nam và Asanzo đã làm đúng khi chọn phân khúc giá rẻ.
Tuy phân khúc giá rẻ đem lại lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp chứ không cao như các sản phẩm cao cấp nhưng do quy mô của nó lớn hơn phân khúc cao cấp rất nhiều nên số lượng bù chất lượng. Thực tế trong nhiều dòng sản phẩm, các thương hiệu giá rẻ mới là người nắm phần lớn thị trường.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng để xây dựng thương hiệu thì cần phải sản xuất các sản phẩm cao cấp, tuyệt đối tránh xa phân khúc bình dân vì nó không thể hiện đẳng cấp hay khiến cho khách hàng nghĩ rằng nó có một chất lượng kém...
Thực sự họ nên đi tìm hiểu về khái niệm thương hiệu trước khi phát biểu như vậy. Thương hiệu không hề gắn với hai từ "cao cấp". Nói đến các doanh nghiệp có thương hiệu không phải là chỉ nói đến những doanh nghiệp sản xuất hay cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cao cấp. Còn về chất lượng thì khách hàng nào cũng hiểu rằng tiền nào thì của nấy và họ không thể đòi hỏi quá nhiều ở một sản phẩm giá rẻ. Tivi của một thương hiệu Việt là Asanzo tuy rằng không thể so về chất lượng với các hãng lớn như Samsung, Sony hay LG...nhưng họ lại có một mức giá rẻ, phù hợp với thu nhập của tầng lớp bình dân và chính nó đã giúp họ chiếm được thị phần hai con số trên một thị trường cạnh tranh rất khốc liệt.
Phân khúc giá rẻ thậm chí còn phát triển rất mạnh ở một dịch vụ mà trước kia người ta luôn nghĩ rằng nó mặc định phải là một dịch vụ cao cấp, đó chính là dịch vụ hàng không. Vậy mà giờ đây dịch vụ hàng không giá rẻ đã phát triển vượt các dịch vụ hàng không truyền thống và tăng trưởng mạnh mẽ theo sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, bình dân. Tương tự như vậy, hãng bán lẻ Wall-mart đã thống trị ngành bán lẻ nhờ việc thống trị phân khúc giá rẻ. Tại sao nhiều doanh nghiệp Việt chưa thực sự đề cao phân khúc này khi cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho thị trường?
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tầng lớp bình dân rất đông đảo. Hơn nữa ở một số lĩnh vực công nghệ cao thì rất khó để các doanh nghiệp Việt tham gia vào phân khúc cao cấp nên phân khúc bình dân sẽ là một lựa chọn tốt. Có rất nhiều ý kiến khuyên Vingroup nên sản xuất smartphone, ô tô cao cấp nhưng đó lại là những lĩnh vực mà chúng ta không có lợi thế so với các hãng ô tô lâu đời của Nhật Bản hay Mỹ. Tivi cũng là một sản phẩm không phải thế mạnh của Việt Nam và Asanzo đã làm đúng khi chọn phân khúc giá rẻ.
Nhận xét
Đăng nhận xét