Ovaltine mới đây đã triển khai một cuộc công kích về mặt truyền thông nhắm tới thương hiệu Milo, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ovaltine trên thị trường sữa lúa mạch. Ovaltine đã đưa ra một thông điệp giáo dục đối lập để chỉ trích thông điệp đối thủ của mình là "bệnh thành tích". Nhưng thực sự thì điều này có hiệu quả không?
Thực ra Ovaltine đã làm lệch lạc thông điệp "nhà vô địch" của Milo và họ gần như đã tự bịa đặt, xuyên tạc ra câu chuyện đó. Thực tế chẳng có khách hàng nào nghĩ thông điệp của Milo là như vậy, rằng uống sữa Milo vào là để trở thành nhà vô địch. Ai cũng hiểu rằng thông điệp mà Milo truyền thông cả chục năm nay là cung cấp năng lượng để giúp trẻ trở nên năng động hơn mỗi ngày. Và nhà vô địch chỉ đơn giản là một cách truyền tải thông điệp này theo hơi hướng thể thao đến với mọi người. Vì vậy có thể nói rằng cách tấn công của họ chưa trúng vào thông điệp thực sự của Milo.
Milo thì đã mắc sai lầm khi đưa đơn đi kiện Ovaltine cạnh tranh không lành mạnh vì như vậy sẽ làm giảm đi sức nóng của sự kiện này. Họ nên phản đòn về phía Ovaltine và làm cho cuộc công kích này trở nên sôi động, từ đó giúp thu hút hơn nữa sự chú ý, quan tâm của cộng đồng đến hai thương hiệu cũng như dòng sản phẩm này. Chính những bình luận trên mạng xã hội đã cho thấy sự mong muốn được chứng kiến một cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai thương hiệu này của người tiêu dùng. Họ sẽ được báo chí truyền thông tên tuổi, thông điệp của mình mà không tốn một xu quảng cáo nào. Và khi khách hàng tiếp cận thông điệp với một tâm lí thích thú, thoải mái thì thông điệp sẽ có khả năng cao hơn trong việc vào được tâm trí khách hàng.
Vậy ai được lợi sau vụ việc này? Câu trả lời là cả hai thương hiệu. Những cuộc khẩu chiến, công kích luôn tạo ra được sức hút đối với cộng đồng. Mọi người luôn muốn được chứng kiến những cuộc cạnh tranh, những cuộc chiến này lửa và nó càng khốc liệt thì mọi người càng quan tâm, càng thích thú. Kinh doanh đừng ngại cạnh tranh, khẩu chiến, công kích và thị trường cần thêm những sự việc như thế này để trở nên sối động hơn. Cạnh tranh sẽ khiến kinh tế phát triển cũng như trong quân sự, đất nước nào càng gặp nhiều chiến tranh thì ở đó nghệ thuật quân sự càng phát triển.
Chiến dịch này chắc chắn sẽ không gây tổn hại gì nhiều cho Milo và sẽ khá là có lợi cho Ovaltine bởi vì họ sẽ củng cố được vị trí của người thách thức trên bản đồ thương hiệu trong dòng sản phẩm này. Muốn triển khai một chiến dịch truyền thông nhằm tấn công vào đối thủ thì cần phải xem xét một cách chính xác những gì mà khách hàng suy nghĩ về đối thủ và triển khai thông điệp tấn công chứ không phải tìm kẽ hở hay bắt bẻ nhau trong câu chữ. Bạn có thể bịa ra những câu chuyện không có thật để châm chọc đối thủ nhưng khách hàng sẽ không công nhận nó nếu đó không đúng với suy nghĩ của họ từ trước đến nay. Cuộc công kích này mới chỉ là công kích bề ngoài, chưa sâu và chỉ là bắt bẻ câu chữ. Cuộc công kích này mới chi mang tầm chiến thuật chứ chưa phải công kích vào chiến lược của đối thủ. Hơn nữa, cuộc tấn này công nhắm tới triết lí giáo dục nhưng yếu tố này không liên quan đến sản phẩm và chẳng ảnh hường nhiều đến việc quyết định lựa chọn thương hiệu sữa nào cho con mình.
Cuối cùng, nếu bạn là người thách thức thì hãy chịu khó thực hiện những cuộc tấn công về mặt truyền thông. Tuy rằng nó khó có thể giúp bạn đánh bại người dẫn đầu nhưng có thể giúp bạn chiếm được thêm thị phần từ đối thủ.
Thực ra Ovaltine đã làm lệch lạc thông điệp "nhà vô địch" của Milo và họ gần như đã tự bịa đặt, xuyên tạc ra câu chuyện đó. Thực tế chẳng có khách hàng nào nghĩ thông điệp của Milo là như vậy, rằng uống sữa Milo vào là để trở thành nhà vô địch. Ai cũng hiểu rằng thông điệp mà Milo truyền thông cả chục năm nay là cung cấp năng lượng để giúp trẻ trở nên năng động hơn mỗi ngày. Và nhà vô địch chỉ đơn giản là một cách truyền tải thông điệp này theo hơi hướng thể thao đến với mọi người. Vì vậy có thể nói rằng cách tấn công của họ chưa trúng vào thông điệp thực sự của Milo.
Milo thì đã mắc sai lầm khi đưa đơn đi kiện Ovaltine cạnh tranh không lành mạnh vì như vậy sẽ làm giảm đi sức nóng của sự kiện này. Họ nên phản đòn về phía Ovaltine và làm cho cuộc công kích này trở nên sôi động, từ đó giúp thu hút hơn nữa sự chú ý, quan tâm của cộng đồng đến hai thương hiệu cũng như dòng sản phẩm này. Chính những bình luận trên mạng xã hội đã cho thấy sự mong muốn được chứng kiến một cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai thương hiệu này của người tiêu dùng. Họ sẽ được báo chí truyền thông tên tuổi, thông điệp của mình mà không tốn một xu quảng cáo nào. Và khi khách hàng tiếp cận thông điệp với một tâm lí thích thú, thoải mái thì thông điệp sẽ có khả năng cao hơn trong việc vào được tâm trí khách hàng.
Vậy ai được lợi sau vụ việc này? Câu trả lời là cả hai thương hiệu. Những cuộc khẩu chiến, công kích luôn tạo ra được sức hút đối với cộng đồng. Mọi người luôn muốn được chứng kiến những cuộc cạnh tranh, những cuộc chiến này lửa và nó càng khốc liệt thì mọi người càng quan tâm, càng thích thú. Kinh doanh đừng ngại cạnh tranh, khẩu chiến, công kích và thị trường cần thêm những sự việc như thế này để trở nên sối động hơn. Cạnh tranh sẽ khiến kinh tế phát triển cũng như trong quân sự, đất nước nào càng gặp nhiều chiến tranh thì ở đó nghệ thuật quân sự càng phát triển.
Chiến dịch này chắc chắn sẽ không gây tổn hại gì nhiều cho Milo và sẽ khá là có lợi cho Ovaltine bởi vì họ sẽ củng cố được vị trí của người thách thức trên bản đồ thương hiệu trong dòng sản phẩm này. Muốn triển khai một chiến dịch truyền thông nhằm tấn công vào đối thủ thì cần phải xem xét một cách chính xác những gì mà khách hàng suy nghĩ về đối thủ và triển khai thông điệp tấn công chứ không phải tìm kẽ hở hay bắt bẻ nhau trong câu chữ. Bạn có thể bịa ra những câu chuyện không có thật để châm chọc đối thủ nhưng khách hàng sẽ không công nhận nó nếu đó không đúng với suy nghĩ của họ từ trước đến nay. Cuộc công kích này mới chỉ là công kích bề ngoài, chưa sâu và chỉ là bắt bẻ câu chữ. Cuộc công kích này mới chi mang tầm chiến thuật chứ chưa phải công kích vào chiến lược của đối thủ. Hơn nữa, cuộc tấn này công nhắm tới triết lí giáo dục nhưng yếu tố này không liên quan đến sản phẩm và chẳng ảnh hường nhiều đến việc quyết định lựa chọn thương hiệu sữa nào cho con mình.
Cuối cùng, nếu bạn là người thách thức thì hãy chịu khó thực hiện những cuộc tấn công về mặt truyền thông. Tuy rằng nó khó có thể giúp bạn đánh bại người dẫn đầu nhưng có thể giúp bạn chiếm được thêm thị phần từ đối thủ.
Nhận xét
Đăng nhận xét