Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2018

Xây dựng thương hiệu trong nông nghiệp

Việt Nam là một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp do sự ưu đãi của tự nhiên về khí hậu, thời tiết cũng như sự đa dạng sinh học. Trong các sản phẩm nông nghiệp thì nổi bật nhất phải kể đến lúa gạo. Nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới nhưng chỉ là về mặt số lượng. Về mặt giá trị xuất khẩu thì lại rất thấp và không phải chỉ riêng gạo mà rất nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ta đều vậy. Một trong những lí do giải thích cho điều này đó là các sản phẩm nông nghiệp Việt chưa xây dựng được thương hiệu mà chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu sản phẩm về và bán ra trên thị trường nước ngoài với tên thương hiệu của họ. Vì vậy mà các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam không tạo được ra giá trị gia tăng cao. Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ khó khăn hơn việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm trong ngành khác vì rất khó tạo ra được sự khác biệt đáng kể đối với các sản phẩm n...

Chiến lược thương hiệu cho nhà bán lẻ

Thị trường thương mại điện tử nước ta hiện tại đang là cuộc cạnh tranh khốc liệt của những đại gia lắm tiền nhiều của cả trong lẫn ngoài nước. Liên tục trên thị trường là những đua về giá, những chiến dịch khuyến mãi tưởng chừng như không bao giờ kết thúc. Hiện tại đây vẫn là phương pháp cạnh tranh chủ yếu của các thương hiệu trên thị trường này. Thậm chí nhiều người còn cho rằng bắt buộc phải khuyến mãi, không thì không bán được hàng. Thực ra ngoài giá cả, các thương hiệu đã bắt đầu để ý đến các yếu tố khác, chẳng hạn như hiện tại đó là việc vận chuyển. Các nhà bán lẻ nên nghĩ đến việc xây dựng cho mình một hình ảnh thương hiệu riêng để làm khác biệt mình vì hiện tại các hãng thương mại điện tử có vẻ rất giống nhau. Họ cùng bán tất cả hàng tiêu dùng và đều có những chương trình khuyến mãi. Để xây dựng được một hình ảnh thương hiệu riêng trong tâm trí khách hàng, các nhà bán lẻ không nên vơ tất theo kiểu mình làm cái gì cũng tốt. Rất khó để tốt ở tất cả mọi mặt. Vì vậy chỉ nên chọn một...

Câu chuyện thương hiệu của những gói mì

Thị trường mì ăn liền của Việt Nam là một thị trường lớn và thu hút sự tham gia của rất nhiều các thương hiệu cả trong và ngoài nước. Đương nhiên là đi cùng với sự màu mỡ của thị trường này là một sự cạnh tranh cực kì khốc liệt đang diễn ra. Để tồn tại được trên thị trường này đã là một điều vô cùng khó khăn và để xây dựng thành công thương hiệu trên thị trường này chắc chắn phải là một cuộc chiến cực kì gian khổ và trường kỳ. Nhưng có những thương hiệu sau khi xây dựng thành công hình ảnh cho mình thì thật đáng tiếc lại không duy trì được và dần đánh mất nó. Có thể ở những thị trường hay những ngành mới thì hình ảnh thương hiệu không quyết định đến doanh số hay sự tồn tại của một doanh nghiệp nhưng đối với những thị trường đã đạt tới sự phát triển đỉnh cao cùng với một chỉ số cạnh tranh khốc liệt thì hình ảnh thương hiệu sẽ quyết định rất lớn đến vận mệnh tương lai của doanh nghiệp. Trên thị trường mì ăn liền ở Việt Nam hiện nay, những thương hiệu đang tồn tại và có chỗ đứng vững chắc...

Bánh mì Việt đủ sức thay thế cho hamburger

Mcdonald và Burger King là hai chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ với món ăn chủ đạo là bánh hamburger. Hai thương hiệu này với bề dày lịch sử hơn nửa thế kỷ của mình đã tung hoành trên thị trường thức ăn nhanh toàn cầu, có hàng trăm nghìn cửa hàng ở khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Với sự nổi tiếng toàn cầu của mình trong lĩnh vực thức ăn nhanh cùng với sức mạnh tài chính của mình, họ đã chinh phục được rất nhiều các thị trường lớn trên thế giới. Nhưng gần đây trên rất nhiều các trang báo đưa tin rằng hai ông lớn trong ngành thức ăn nhanh này đang gặp khó khăn khi kinh doanh ở Việt Nam. Khi mới vào Việt Nam họ đặt ra mục tiêu mở hàng trăm cửa hàng trong vài năm nhưng hiện tại thì mới mở được hơn chục cửa hàng dù đã bỏ ra rất nhiều tiền đầu tư. Tại sao họ chinh phục được rất nhiều thị trường lớn mà lại gặp khó với một thị trường nhỏ như Việt Nam? Điều gì đã cản bước họ trên con đường chiếm lĩnh thị trường Việt? Burger King hay Mcdonald  có một thương hiệu mạnh cùng vớ...

Một hệ sinh thái có tốt cho thương hiệu?

Hệ sinh thái là một khái niệm được rất nhiều các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sử dụng. Một trong những chiến lược ưa thích của nhiều doanh nghiệp chính là tạo ra một hệ sinh thái trong lĩnh vực mà họ đang hoạt động. Một trong những câu nói rất quen thuộc của nhiều nhà quản lí mà ta thường nghe là chúng tôi không phải là một sản phẩm thông thường, đơn lẻ mà chúng tôi tạo ra trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng với một hệ sinh thái các sản phẩm có thể phục vụ được rất nhiều nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Họ coi nó như một lợi thế cạnh so với đối thủ của mình. Họ nghĩ rằng khi khách hàng đến với họ thì sẽ chẳng thiếu bất cứ thứ gì và như vậy khách hàng sẽ được phục vụ một cách đầy đủ, hoàn hảo nhất và sẽ không có bất kì lời phàn nàn nào. Khi bạn đến với họ, bạn sẽ không cần phải thắc mắc xem họ bán những gì bởi vì họ có tất cả mọi thứ. Điều này nghe qua có vẻ thật tuyệt và thật hoàn hảo. Bạn không cần phải đến một thương hiệu này để mua một thứ và đến một thương hiệu khác để mu...

Windows Phone vì đâu thất bại?

Microsoft là một ông lớn rất thành công trong lĩnh vực hệ điều hành dành cho máy tính. Hệ điều hành Windows dành cho máy tính của hãng chiếm thị phần hàng đầu trên toàn cầu. Để tiếp nối thành công của mình trong lĩnh vực hệ điều hành, hãng đã nghiên cứu và cho ra mắt hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh. Nó có tên là hệ điều hành Windows Phone. Hệ điều hành này đã từng có một thời được đặt rất nhiều kì vọng là sẽ trở thành một trong ba hệ điều hành lớn nhất dành cho điện thoại thông minh cùng với Android hay iOS. Nó được hãng tạo ra để cạnh tranh với hệ điều hành iOS của Apple và Android của Google. Nhưng sau một thời gian ra mắt thì hệ điều hành này dần dần không còn được ưa chuộng và bị rơi vào quên lãng. Sự kiện nổi bật nhất của hệ điều hành này chính là việc kết hợp với thương hiệu điện thoại Nokia sau khi Microsoft thâu tóm hãng điện thoại này để tạo thành chiếc smartphone Lumia. Chiếc smartphone này cũng có chung số phận với hệ điều hành Windows Phone khi dần biến mất tr...

Wakeup 247 - Chiến thắng nhờ cả tinh thần và thể chất

Thị trường nước tăng lực của Việt Nam từ lâu đã bị thống trị bởi một tên tuổi lớn trong ngành nước tăng lực của thế giới, đó là Red Bull. Bên cạnh đó là hàng loạt các thương hiệu nước tăng lực nổi tiếng khác như: Sting, Numberone...Đó đều là những thương hiệu nước tăng lực đã xuất hiện rất lâu và đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Vậy mà một thương hiệu mới được thành lập cách đây vài năm là Wake Up 247 lại vượt cả Red Bull về mặt doanh số. Khi Wake Up 247 mới ra mắt thì họ không được khách hàng chú ý tới nhiều. Nó có một vẻ ngoài cũng không có gì đặc biệt và khá giống với Sting cùng với nước tăng lực cũng tương tự như các loại nước khác đã xuất hiện trên thị trường. Cùng với đó là một cái tên khá dài và khó nhớ khiến cho thương hiệu này rất khó tìm được đường để vào tâm trí khách hàng. Có thể nói rằng đây cũng chính là một sai lầm của nhà sản xuất khi chọn cho thương hiệu của mình một mẫu thiết kế quá giống với Sting. Trong lĩnh vực đồ uống đóng chai thì mẫu mã, thiết kế của...

Chiến lược cạnh tranh của FastGo

Cuộc cạnh tranh trên thị trường gọi xe công nghệ hiện nay đang diễn ra rất quyết liệt với sự sự có mặt của những tên tuổi lớn trong khu vực là Grab và Go-Viet của Go-Jek. Ta có thể nghĩ rằng sẽ không còn chỗ cho những doanh nghiệp nhỏ nhưng với một chiến lược đúng đắn, những thương hiệu nhỏ mới gia nhập vẫn có thể kiếm được cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Dù rằng mới gia nhập thị trường không lâu nhưng Fastgo đã có được 10% thị phần. Fastgo đã không sa đà và những cuộc chiến khốc liệt về giá mà chiến lược của Fastgo hiện tại đang sử dụng để cạnh tranh chính là chiến lược khác biệt hóa. Họ tạo ra sự khác biệt đối với cả khách hàng lẫn đối tác góp xe của mình. Đối với khách hàng, họ tạo khác biệt bằng việc cung cấp thêm dịch vụ bảo hiểm cho mỗi chuyến xe. Còn đối với tài xế họ tạo khác biệt bằng cách không thu chiết khấu mà chỉ thu một mức phí cố định cho việc cung cấp dịch vụ của họ. Thay vì việc giảm giá cho khách hàng hay giảm chiết khấu cho đối tác góp xe thì họ lại lựa chọn...

Thay đổi chiến lược trước cách mạng 4.0

Chiến lược là một khái niệm có tính dài hạn, không thường xuyên thay đổi. Thay đổi chiến lược quá nhiều là một điều tối kị trong kinh doanh. Chiến lược chỉ nên được thay đổi khi bối cảnh của ngành kinh doanh đó hoặc toàn bộ nền kinh tế bị thay đổi. Chiến lược thường sẽ phải thay đổi khi đứng trước những sự thay đổi rất lớn của ngành hay của nền kinh tế chứ không phải những cải tiến nhỏ nhặt trong chiến thuật hàng ngày của doanh nghiệp. Những thay đổi rất lớn đó được gọi là những cuộc cách mạng. Vậy cách mạng là gì? Cách mạng là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi sâu sắc. Cách mạng là tạo ra một thứ gì đó hoàn toàn mới, không dựa trên cái cũ còn phát triển dựa trên cái đã có thì được gọi là cải tiến. Chẳng hạn như từ những chiếc điện thoại di động bấm nút của Nokia, sau khi được cải tiến thì cho ra đời những chiếc điện thoại kiểu mới như điện thoại trượt hay điện thoại gập nhưng bản chất của nó vẫn chỉ là điện thoại bấm nút. Còn việc phát minh ra ch...

Tác dụng phụ của khuyến mãi

Khuyến mãi là một công cụ marketing được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng nhằm thu hút khách hàng, chiếm thị phần trên thị trường. Mặc dù không thể phủ nhận vai trò của khuyến mại trong việc tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp nhưng chắc chắn công cụ này cũng không hoàn hảo như nhiều người vẫn tưởng. Nó cũng có những tác dụng phụ giống như thuốc vậy. Thuốc giúp chúng ta chữa bệnh nhưng những tác dụng phụ từ thuốc thậm chí có lúc còn nguy hiểm hơn cả căn bệnh mà chúng ta đang mắc phải. Tác dụng phụ có thể trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều nếu như chúng ta không dùng thuốc đúng cách hay sử dụng quá liều. Sử dụng công cụ khuyến mãi cũng giống như việc sử dụng thuốc. Để giảm thiểu tác hại của tác dụng phụ lên người sử dụng thì cần phải dùng dùng đúng cách chứ không nên quá lạm dụng. Trong nhiều trường hợp, người sử dụng có thể bị tử vong khi gặp phải những tác dụng phụ của thuốc hay phá sản nếu là doanh nghiệp khi gặp phải tác dụng phụ của khuyến mãi. Có rất nhiều quan điểm, đặc b...