Cuộc cạnh tranh trên thị trường gọi xe công nghệ hiện nay đang diễn ra rất quyết liệt với sự sự có mặt của những tên tuổi lớn trong khu vực là Grab và Go-Viet của Go-Jek. Ta có thể nghĩ rằng sẽ không còn chỗ cho những doanh nghiệp nhỏ nhưng với một chiến lược đúng đắn, những thương hiệu nhỏ mới gia nhập vẫn có thể kiếm được cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Dù rằng mới gia nhập thị trường không lâu nhưng Fastgo đã có được 10% thị phần. Fastgo đã không sa đà và những cuộc chiến khốc liệt về giá mà chiến lược của Fastgo hiện tại đang sử dụng để cạnh tranh chính là chiến lược khác biệt hóa.
Họ tạo ra sự khác biệt đối với cả khách hàng lẫn đối tác góp xe của mình. Đối với khách hàng, họ tạo khác biệt bằng việc cung cấp thêm dịch vụ bảo hiểm cho mỗi chuyến xe. Còn đối với tài xế họ tạo khác biệt bằng cách không thu chiết khấu mà chỉ thu một mức phí cố định cho việc cung cấp dịch vụ của họ. Thay vì việc giảm giá cho khách hàng hay giảm chiết khấu cho đối tác góp xe thì họ lại lựa chọn sử dụng hai sự khác biệt này để thu hút cả khách hàng lẫn đối tác góp xe. Đối lập với fastgo thì chiến lược mà Go-Viet sử dụng để cạnh tranh là giảm giá, khuyến mãi nhằm nhanh chóng trở thành một đối trọng của Grab trên thị trường.
Thực ra chiến lược giá rẻ là một chiến lược cạnh tranh tuyệt vời nhưng nó chỉ nên sử dụng khi bạn thật sự có lợi thế về chi phí so với đối thủ do việc cắt giảm được các loại chi phí nhờ vào hiệu quả của hoạt động quản trị. Còn nếu phải bù lỗ để có được một mức giá thấp thì điều đó là không nên. Wal-mart đã chiến thắng các nhà bán lẻ khác nhờ một mức giá rẻ nhưng họ không cần phải bù lỗ khi bán ở mức giá đó vì họ cắt giảm được chi phí tốt hơn các đối thủ của mình. Một điều nữa giúp họ thành công là việc họ tập trung vào thị trường taxi thay vì cạnh tranh cả hai lĩnh vực là taxi và xe ôm trong khi các thương hiệu khác như Mai Linh, Vato, Aber tấn công vào cả hai thị trường xe ôm và taxi cùng lúc. Đáng lẽ ngay từ đầu Uber nên nhường lại thị trường gọi xe ôm cho Grab, nơi mà Grab đã chiếm thế thượng phong để tập trung vào cái mạnh của mình đó là taxi. Nhưng Uber lại chạy theo Grab bằng việc mở thêm dịch vụ xe ôm công nghệ và từ đó họ trở nên yếu cả hai lĩnh vực và cuối cùng đã thất bại trước Grab và phải từ bỏ thị trường Đông Nam Á.
Trong quân sự cũng vậy, khi đã bị chiếm mất một căn cứ thì không nên mất bình tĩnh và đem hết quân đến ứng cứu vì như vậy sẽ mất luôn cả chì lẫn chài. Lúc đó cần phải bình tĩnh chấp nhận mất một căn cứ để toàn tâm tập trung bảo vệ căn cứ còn lại của mình. Trong khi Grab ngày càng muốn bành trướng ra nhiều lĩnh vực thì Fastgo lại càng cần giữ được sự tập trung của mình. Khi họ bành trướng, sức mạnh thương hiệu và nguồn lực của họ sẽ bị phân tán và trở nên yếu hơn trong lĩnh vực taxi. Hãy từ bỏ đi các thị trường khác để dồn toàn lực vào chiếm lĩnh thị trường gọi xe taxi.
Giờ thì thị trường taxi nhỏ hơn xe ôm nhưng với việc tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang ngày một giàu có hơn thì sớm thôi, thị trường gọi xe taxi sẽ phát triển nhanh chóng. Tiki đã từng là một thương hiệu bán lẻ sách trực tuyến nhưng rồi họ bán tất cả mọi thứ giống như Lazada hay Shopee, Sendo và bước vào cuộc chiến khốc liệt về giá để rồi phải chịu những khoản lỗ khổng lồ.
Họ tạo ra sự khác biệt đối với cả khách hàng lẫn đối tác góp xe của mình. Đối với khách hàng, họ tạo khác biệt bằng việc cung cấp thêm dịch vụ bảo hiểm cho mỗi chuyến xe. Còn đối với tài xế họ tạo khác biệt bằng cách không thu chiết khấu mà chỉ thu một mức phí cố định cho việc cung cấp dịch vụ của họ. Thay vì việc giảm giá cho khách hàng hay giảm chiết khấu cho đối tác góp xe thì họ lại lựa chọn sử dụng hai sự khác biệt này để thu hút cả khách hàng lẫn đối tác góp xe. Đối lập với fastgo thì chiến lược mà Go-Viet sử dụng để cạnh tranh là giảm giá, khuyến mãi nhằm nhanh chóng trở thành một đối trọng của Grab trên thị trường.
Thực ra chiến lược giá rẻ là một chiến lược cạnh tranh tuyệt vời nhưng nó chỉ nên sử dụng khi bạn thật sự có lợi thế về chi phí so với đối thủ do việc cắt giảm được các loại chi phí nhờ vào hiệu quả của hoạt động quản trị. Còn nếu phải bù lỗ để có được một mức giá thấp thì điều đó là không nên. Wal-mart đã chiến thắng các nhà bán lẻ khác nhờ một mức giá rẻ nhưng họ không cần phải bù lỗ khi bán ở mức giá đó vì họ cắt giảm được chi phí tốt hơn các đối thủ của mình. Một điều nữa giúp họ thành công là việc họ tập trung vào thị trường taxi thay vì cạnh tranh cả hai lĩnh vực là taxi và xe ôm trong khi các thương hiệu khác như Mai Linh, Vato, Aber tấn công vào cả hai thị trường xe ôm và taxi cùng lúc. Đáng lẽ ngay từ đầu Uber nên nhường lại thị trường gọi xe ôm cho Grab, nơi mà Grab đã chiếm thế thượng phong để tập trung vào cái mạnh của mình đó là taxi. Nhưng Uber lại chạy theo Grab bằng việc mở thêm dịch vụ xe ôm công nghệ và từ đó họ trở nên yếu cả hai lĩnh vực và cuối cùng đã thất bại trước Grab và phải từ bỏ thị trường Đông Nam Á.
Trong quân sự cũng vậy, khi đã bị chiếm mất một căn cứ thì không nên mất bình tĩnh và đem hết quân đến ứng cứu vì như vậy sẽ mất luôn cả chì lẫn chài. Lúc đó cần phải bình tĩnh chấp nhận mất một căn cứ để toàn tâm tập trung bảo vệ căn cứ còn lại của mình. Trong khi Grab ngày càng muốn bành trướng ra nhiều lĩnh vực thì Fastgo lại càng cần giữ được sự tập trung của mình. Khi họ bành trướng, sức mạnh thương hiệu và nguồn lực của họ sẽ bị phân tán và trở nên yếu hơn trong lĩnh vực taxi. Hãy từ bỏ đi các thị trường khác để dồn toàn lực vào chiếm lĩnh thị trường gọi xe taxi.
Giờ thì thị trường taxi nhỏ hơn xe ôm nhưng với việc tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang ngày một giàu có hơn thì sớm thôi, thị trường gọi xe taxi sẽ phát triển nhanh chóng. Tiki đã từng là một thương hiệu bán lẻ sách trực tuyến nhưng rồi họ bán tất cả mọi thứ giống như Lazada hay Shopee, Sendo và bước vào cuộc chiến khốc liệt về giá để rồi phải chịu những khoản lỗ khổng lồ.
Nhận xét
Đăng nhận xét