Việt Nam là một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp do sự ưu đãi của tự nhiên về khí hậu, thời tiết cũng như sự đa dạng sinh học. Trong các sản phẩm nông nghiệp thì nổi bật nhất phải kể đến lúa gạo. Nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới nhưng chỉ là về mặt số lượng. Về mặt giá trị xuất khẩu thì lại rất thấp và không phải chỉ riêng gạo mà rất nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ta đều vậy. Một trong những lí do giải thích cho điều này đó là các sản phẩm nông nghiệp Việt chưa xây dựng được thương hiệu mà chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu sản phẩm về và bán ra trên thị trường nước ngoài với tên thương hiệu của họ. Vì vậy mà các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam không tạo được ra giá trị gia tăng cao. Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ khó khăn hơn việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm trong ngành khác vì rất khó tạo ra được sự khác biệt đáng kể đối với các sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt là đối với các sản phẩm theo dạng nguyên liệu thô mới qua sơ chế thì không dễ dàng để xây dựng được thương hiệu. Nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang quá chú trọng vào xuất khẩu mà quên đi thị trường nội địa. Nước ta xuất khẩu nhiều gạo nhưng nguời dân trong nước lại chuộng gạo của Thái Lan. Muốn xây dựng được thương hiệu thì cần phải tập trung vào thị trường nội địa. Với một thị trường nội địa còn dễ tính như vậy mà không xây dựng được thương hiệu thì mong gì xây dựng được ở những thị trường nước ngoài khó tính. Thứ hai nữa là các thương hiệu trong ngành nông nghiệp cần có một thị trường làm căn cứ, làm bàn đạp để tiến ra nước ngoài. Các thương hiệu Việt như: Trung Nguyên, Viettel đều là những hãng đã gây dựng được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa trước khi tiến ra thế giới. Trong lĩnh vực quân sự cũng vậy, muốn tiến đánh địch thì trước hết cần phải xây dựng cho mình một căn cứ quân sự vững chắc. Hiện nay một số thương hiệu gạo như: Vinaseed, Niêu vàng cũng đang tập trung xây dựng thương hiệu trên thị trường nội địa. Một vấn đề nữa trong xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp là việc phụ thuộc vào thương hiệu chung của địa phương hay chỉ dẫn địa lý. Cần phải phát triển thương hiệu riêng như: Vinaseed hay Niêu vàng và chỉ coi thương hiệu địa phương như một dòng sản phẩm bên cạnh việc xây dựng những thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Cái khó trong việc xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp là sản phẩm không có sự khác biệt nhiều. vì vậy muốn giải bài toán này thì cách tốt nhất là tạo ra những thành phẩm thực sự chứ không chỉ là nguyên liệu thô. Nó sẽ khiến cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao và là cơ sở để xây dựng thương hiệu. Muốn làm được cần phải đưa sự sáng tạo vào trong sản phẩm khiến nó trở nên tiện lợi hơn và biến nguyên liệu thô thành những sản phẩm có tính thương mại. Những sản phẩm theo dạng nguyên liệu thô không thể phù hợp với một nền kinh tế công nghiệp. Một nền kinh tế thị trường cần những sản phẩm có tính thương mại. Chẳng hạn như những sản phẩm cà phê hòa tan của các thương hiệu Trung Nguyên, Vinacafe hay Vinamit với các sản phẩm trái cây sấy. Các doanh nghiệp trong ngành mỹ phẩm thiên nhiên sử dụng trái cây như dừa để làm thành mỹ phẩm. Cần phải chú trọng hơn nữa tới bao bì, thiết kế vì các sản phẩm nông nghiệp có rất ít sự khác biệt và bao bì hay thiết kế là một yếu tố rất quan trọng để tạo ra sự khác biệt cũng như sự thu hút đối với khách hàng. Đừng quá quan trọng vào việc xuất khẩu những nguyên liệu thô và thay vào đó nên chú trọng phát triển các sản phẩm công nghiệp từ những sản phẩm nông nghiệp đó và xây dựng thương hiệu trên chính thị trường nội địa rồi sau tới thị trường nước ngoài. Đặc trưng của một nền kinh tế thị trường là giá trị gia tăng trong sản phẩm của nó rất cao. và một trong những thứ làm nên giá trị gia tăng đó chính là thương hiệu. cho dù có sản xuất được những sản phẩm đủ tốt để xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhưng vẫn dưới tên thương hiệu người khác thì đó vẫn chưa phải một sản phẩm của nền kinh tế thị trường.
Nước xá xị mang thương hiệu Chương Dương từ lâu đã là một loại đồ uống có ga rất nổi tiếng ở miền nam Việt Nam. Thương hiệu từng một thời là niềm tự hào của người dân miền nam phải đứng trước những thách thức rất lớn đến từ sự cạnh tranh của những đối thủ ngoại như: Coca-Cola, Pepsi. Trong năm 2017, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và doanh thu cũng bị sụt giảm rất nhiều. Đặc biệt, xá xị là dòng sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp nhưng liên tục bị mất thị phần vào tay các ông lớn khác trong ngành. Theo suy nghĩ thông thường thì mọi người sẽ đổ lỗi cho một đống lí do như: công nghệ lỗi thời, phân phối yếu,...nhưng chắc chắn sẽ không mấy ai nghĩ đến những lí do rất đơn giản nhưng lại mang tầm quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là bao bì và mẫu mã của sản phẩm xá xị Chương Dương. Họ đã mắc phải một lỗi cơ bản trong hoạt động tiếp thị khi thiết kế bao bì, mẫu mã của sản phẩm xá xị quá giống với bao bì của nước ngọt Coca-cola. Thực chất, xá xị là một loại đồ uống được c...
Nhận xét
Đăng nhận xét