Mcdonald và Burger King là hai chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ với món ăn chủ đạo là bánh hamburger. Hai thương hiệu này với bề dày lịch sử hơn nửa thế kỷ của mình đã tung hoành trên thị trường thức ăn nhanh toàn cầu, có hàng trăm nghìn cửa hàng ở khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Với sự nổi tiếng toàn cầu của mình trong lĩnh vực thức ăn nhanh cùng với sức mạnh tài chính của mình, họ đã chinh phục được rất nhiều các thị trường lớn trên thế giới. Nhưng gần đây trên rất nhiều các trang báo đưa tin rằng hai ông lớn trong ngành thức ăn nhanh này đang gặp khó khăn khi kinh doanh ở Việt Nam. Khi mới vào Việt Nam họ đặt ra mục tiêu mở hàng trăm cửa hàng trong vài năm nhưng hiện tại thì mới mở được hơn chục cửa hàng dù đã bỏ ra rất nhiều tiền đầu tư. Tại sao họ chinh phục được rất nhiều thị trường lớn mà lại gặp khó với một thị trường nhỏ như Việt Nam? Điều gì đã cản bước họ trên con đường chiếm lĩnh thị trường Việt? Burger King hay Mcdonald có một thương hiệu mạnh cùng với kinh nghiệm chinh chiến hàng nửa thế kỷ. Với những tên tuổi đồ ăn nhanh lớn như họ thì việc không thành công ở thị trường việt nam rất khó để nói nguyên nhân là do vấn đề về bản thân nội tại của ho. Có lẽ sự thất bại này nên được giải thích theo hướng bên ngoài, tức là các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm chủ đạo và gắn với tên tuổi của Mcdonald và Burger King chắc chắn là bánh hamburger. Trước khi họ vào thị trường Việt Nam thì chưa có đối thủ mạnh nào tồn tại trên thị trường. Vì vậy họ không bị cạnh tranh trong cùng dòng sản phẩm. Họ đang bị cạnh tranh ở mức độ cạnh tranh cao hơn, đó là bị sản phẩm thay thế cạnh tranh. Có nhiều người nghĩ đó là phở nhưng phở là đồ nước, hamburger là đồ khô. Thứ thay thế tốt nhất cho hamburger phải là bánh mì.
Mọi người không lựa chọn hamburger vì họ đã có bánh mì. Các sản phẩm gà rán của KFC hay bánh pizza thành công được là do không có sản phẩm tương tự để thay thế. Có thể nói rằng humberger của họ đã thua bánh mì của ta. Bánh mì vừa rẻ vừa ngon và đã trở thành nét văn hóa của người dân Việt. Nó phù hợp với khẩu vị của người Việt với rau và thịt cân bằng còn hamburger nhiều thịt quá. Nều hamburger tiếp cận thị trường Việt bằng bánh mì với mức giá rẻ thì có lẽ câu chuyện đã khác. Bánh mì la một sản phẩm thức ăn nhanh đáng được đầu tư để phát triển. Thay vì làm các sản phẩm thức ăn nhanh của nước ngoài như: hamburger, gà rán hay pizza với sự cạnh tranh gay gắt của những thương hiệu lớn thì tại sao không lựa chọn bánh mì và phát triển thành những thương hiệu thức ăn nhanh tầm cỡ. Nhân lúc chưa có ông lớn nào để ý tới sản phẩm này thì nó đang là một cơ hội tốt. Trong cuộc chiến với các thương hiệu nước ngoài cần phải xác định rõ thế mạnh và thế yếu của mình. Cái gì là lợi thế của mình hãy cố gắng giữ lấy nó còn những gì không phải là lợi thế của mình mà người ta thì lại làm tốt hơn mình thì chẳng việc gì mà mình cứ phải chạy theo. Chẳng hạn trong lĩnh vực điện thoại thông minh, các hãng smartphone của trung quốc để mặc cho Iphone lộng hành nhưng còn ở phân khúc giá rẻ, nơi mà họ có lợi thế do có chi phi sản xuất rẻ thì họ đã chiếm lĩnh được nó.
Mọi người không lựa chọn hamburger vì họ đã có bánh mì. Các sản phẩm gà rán của KFC hay bánh pizza thành công được là do không có sản phẩm tương tự để thay thế. Có thể nói rằng humberger của họ đã thua bánh mì của ta. Bánh mì vừa rẻ vừa ngon và đã trở thành nét văn hóa của người dân Việt. Nó phù hợp với khẩu vị của người Việt với rau và thịt cân bằng còn hamburger nhiều thịt quá. Nều hamburger tiếp cận thị trường Việt bằng bánh mì với mức giá rẻ thì có lẽ câu chuyện đã khác. Bánh mì la một sản phẩm thức ăn nhanh đáng được đầu tư để phát triển. Thay vì làm các sản phẩm thức ăn nhanh của nước ngoài như: hamburger, gà rán hay pizza với sự cạnh tranh gay gắt của những thương hiệu lớn thì tại sao không lựa chọn bánh mì và phát triển thành những thương hiệu thức ăn nhanh tầm cỡ. Nhân lúc chưa có ông lớn nào để ý tới sản phẩm này thì nó đang là một cơ hội tốt. Trong cuộc chiến với các thương hiệu nước ngoài cần phải xác định rõ thế mạnh và thế yếu của mình. Cái gì là lợi thế của mình hãy cố gắng giữ lấy nó còn những gì không phải là lợi thế của mình mà người ta thì lại làm tốt hơn mình thì chẳng việc gì mà mình cứ phải chạy theo. Chẳng hạn trong lĩnh vực điện thoại thông minh, các hãng smartphone của trung quốc để mặc cho Iphone lộng hành nhưng còn ở phân khúc giá rẻ, nơi mà họ có lợi thế do có chi phi sản xuất rẻ thì họ đã chiếm lĩnh được nó.
Nhận xét
Đăng nhận xét