Khuyến mãi là một công cụ marketing được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng nhằm thu hút khách hàng, chiếm thị phần trên thị trường. Mặc dù không thể phủ nhận vai trò của khuyến mại trong việc tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp nhưng chắc chắn công cụ này cũng không hoàn hảo như nhiều người vẫn tưởng. Nó cũng có những tác dụng phụ giống như thuốc vậy. Thuốc giúp chúng ta chữa bệnh nhưng những tác dụng phụ từ thuốc thậm chí có lúc còn nguy hiểm hơn cả căn bệnh mà chúng ta đang mắc phải.
Tác dụng phụ có thể trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều nếu như chúng ta không dùng thuốc đúng cách hay sử dụng quá liều. Sử dụng công cụ khuyến mãi cũng giống như việc sử dụng thuốc. Để giảm thiểu tác hại của tác dụng phụ lên người sử dụng thì cần phải dùng dùng đúng cách chứ không nên quá lạm dụng. Trong nhiều trường hợp, người sử dụng có thể bị tử vong khi gặp phải những tác dụng phụ của thuốc hay phá sản nếu là doanh nghiệp khi gặp phải tác dụng phụ của khuyến mãi.
Có rất nhiều quan điểm, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ cho rằng không khuyến mãi thì không thể kinh doanh được. Nếu thật sự như vậy thì kinh doanh có lẽ là một công việc khá đơn giản khi tất cả những gì bạn phải làm là tìm một vài thứ gì đó để bán rồi sau đó giảm giá và thế là bạn bán được hàng một cách dễ dàng. Rất nhiều những thương hiệu trên thị trường thương mại điện tử đang làm ăn thua lỗ hoặc thậm chí là phá sản do quá sa đà vào những cuộc chiến về giảm giá, khuyến mãi. Và đương nhiên những thương hiệu thua trong cuộc chiến đó đều là những doanh nghiệp nhỏ trên thị trường bởi vì trong những cuộc chiến về giảm giá thì những ông lớn thường là người chiến thắng.
Một trong những tác dụng phụ của khuyến mãi đó chính là làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng khi kết thúc đợt khuyến mãi. Nó có thể làm giảm nhu cầu của cả một ngành hoặc thị phần của từng thương hiệu. Chẳng hạn, khi luật mới được ban hành chỉ cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông được phép khuyến mãi tối đa là 20% thay vì 50% hay 100% như trước đây thì báo cáo của các doanh nghiệp trong ngành cho thấy rằng lượng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông đã và đang giảm xuống từ khi luật này có hiệu lực. Tương tự như vậy, hãng gọi xe Go-Viet đã tung ra những đợt khuyến mãi cực sốc để chiếm được thị phần. Với mức giá và chiết khấu như hiện tại thì chắc chắn là họ phải bù lỗ, vậy thì liệu họ có thể duy trì mãi mức giá này không? Chắc là không. Và khi họ dừng chương trình khuyến mãi này lại thì khả năng cao là khách hàng sẽ lại quay về với Grab.
Không có ai là kẻ thù với khách hàng mãi mãi và cũng không có ai là bạn họ mãi mãi. Ai cho họ nhiều lợi ích hơn thì sẽ là bạn của họ và họ sẵn sàng quay lưng bất cứ lúc nào. Hơn nữa họ đang gây hấn với một thương hiệu rất mạnh, giờ thì Grab đã cảnh giác và họ sẽ không để bị bất ngờ thêm lần nữa.
Khuyến mãi là một con dao hai lưỡi. Nó là một công cụ hiệu quả trong cạnh tranh nhưng bạn cần chắc chắn rằng bạn có một nền tài chính đủ mạnh. Còn quan điểm cho rằng chỉ có khuyến mãi mới bán được hàng thì không phải như vậy. Bạn biết khuyến mãi thì người khác cũng biết, rồi bạn sẽ bị rơi vào những cuộc đấu sức vô nghĩa và nhanh chóng kiệt quệ về tài chính.
Tác dụng phụ có thể trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều nếu như chúng ta không dùng thuốc đúng cách hay sử dụng quá liều. Sử dụng công cụ khuyến mãi cũng giống như việc sử dụng thuốc. Để giảm thiểu tác hại của tác dụng phụ lên người sử dụng thì cần phải dùng dùng đúng cách chứ không nên quá lạm dụng. Trong nhiều trường hợp, người sử dụng có thể bị tử vong khi gặp phải những tác dụng phụ của thuốc hay phá sản nếu là doanh nghiệp khi gặp phải tác dụng phụ của khuyến mãi.
Có rất nhiều quan điểm, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ cho rằng không khuyến mãi thì không thể kinh doanh được. Nếu thật sự như vậy thì kinh doanh có lẽ là một công việc khá đơn giản khi tất cả những gì bạn phải làm là tìm một vài thứ gì đó để bán rồi sau đó giảm giá và thế là bạn bán được hàng một cách dễ dàng. Rất nhiều những thương hiệu trên thị trường thương mại điện tử đang làm ăn thua lỗ hoặc thậm chí là phá sản do quá sa đà vào những cuộc chiến về giảm giá, khuyến mãi. Và đương nhiên những thương hiệu thua trong cuộc chiến đó đều là những doanh nghiệp nhỏ trên thị trường bởi vì trong những cuộc chiến về giảm giá thì những ông lớn thường là người chiến thắng.
Một trong những tác dụng phụ của khuyến mãi đó chính là làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng khi kết thúc đợt khuyến mãi. Nó có thể làm giảm nhu cầu của cả một ngành hoặc thị phần của từng thương hiệu. Chẳng hạn, khi luật mới được ban hành chỉ cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông được phép khuyến mãi tối đa là 20% thay vì 50% hay 100% như trước đây thì báo cáo của các doanh nghiệp trong ngành cho thấy rằng lượng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông đã và đang giảm xuống từ khi luật này có hiệu lực. Tương tự như vậy, hãng gọi xe Go-Viet đã tung ra những đợt khuyến mãi cực sốc để chiếm được thị phần. Với mức giá và chiết khấu như hiện tại thì chắc chắn là họ phải bù lỗ, vậy thì liệu họ có thể duy trì mãi mức giá này không? Chắc là không. Và khi họ dừng chương trình khuyến mãi này lại thì khả năng cao là khách hàng sẽ lại quay về với Grab.
Không có ai là kẻ thù với khách hàng mãi mãi và cũng không có ai là bạn họ mãi mãi. Ai cho họ nhiều lợi ích hơn thì sẽ là bạn của họ và họ sẵn sàng quay lưng bất cứ lúc nào. Hơn nữa họ đang gây hấn với một thương hiệu rất mạnh, giờ thì Grab đã cảnh giác và họ sẽ không để bị bất ngờ thêm lần nữa.
Khuyến mãi là một con dao hai lưỡi. Nó là một công cụ hiệu quả trong cạnh tranh nhưng bạn cần chắc chắn rằng bạn có một nền tài chính đủ mạnh. Còn quan điểm cho rằng chỉ có khuyến mãi mới bán được hàng thì không phải như vậy. Bạn biết khuyến mãi thì người khác cũng biết, rồi bạn sẽ bị rơi vào những cuộc đấu sức vô nghĩa và nhanh chóng kiệt quệ về tài chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét