Chiến lược là một khái niệm có tính dài hạn, không thường xuyên thay đổi. Thay đổi chiến lược quá nhiều là một điều tối kị trong kinh doanh. Chiến lược chỉ nên được thay đổi khi bối cảnh của ngành kinh doanh đó hoặc toàn bộ nền kinh tế bị thay đổi. Chiến lược thường sẽ phải thay đổi khi đứng trước những sự thay đổi rất lớn của ngành hay của nền kinh tế chứ không phải những cải tiến nhỏ nhặt trong chiến thuật hàng ngày của doanh nghiệp. Những thay đổi rất lớn đó được gọi là những cuộc cách mạng. Vậy cách mạng là gì?
Cách mạng là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi sâu sắc. Cách mạng là tạo ra một thứ gì đó hoàn toàn mới, không dựa trên cái cũ còn phát triển dựa trên cái đã có thì được gọi là cải tiến. Chẳng hạn như từ những chiếc điện thoại di động bấm nút của Nokia, sau khi được cải tiến thì cho ra đời những chiếc điện thoại kiểu mới như điện thoại trượt hay điện thoại gập nhưng bản chất của nó vẫn chỉ là điện thoại bấm nút. Còn việc phát minh ra chiếc điện thoại màn hình cảm ứng là một cuộc cách mạng lớn trong ngành sản xuất điện thoại. Nó cung cấp cho người dùng một trải nghiệm hoàn toàn mới là bấm thẳng vào màn hình thay vì bấm vào bàn phím.
Theo khái niệm của cách mạng thì khi nó diễn ra, cái cũ sẽ bị mất đi. Vậy thì nếu nhận ra rằng điện thoại cảm ứng là một cuộc cách mạng thì đồng nghĩa với việc điện thoại bấm nút sẽ phải mất đi. Và từ đó nó khiến cho các doanh nghiệp sản xuất điện thoại bấm nút cần phải thay đổi chiến lược của mình nếu muốn tồn tại. Nokia hay Blackberry đã không thay đổi và họ đã thất bại. Nhìn từ thị trường Việt Nam cũng vậy. Nếu nhận ra rằng Uber hay Grab là một cuộc cách mạng trong ngành taxi thì taxi truyền thống rồi sẽ phải mất đi. Vậy điều duy nhất mà các hãng taxi truyền thống cần làm là thay đổi chiến lược nhưng điều duy nhất mà họ làm được là kiện cáo với chính phủ.
Đây chính là hệ quả mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba mang lại. Vậy cách mạng công nghiệp là gì? Tương tự như cách mạng, cách mạng công nghiệp là một sự thay đổi hoàn toàn phương thức sản xuất hay cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp chính là lí do lớn nhất khiến cho một doanh nghiệp cần phải thay đổi chiến lược của mình. Những doanh nghiệp chiến thắng là những người biết đón đầu xu hướng và chủ động trong việc nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa những sản phẩm, dịch vụ mới được tạo ra dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp mang lại.
Thành tựu lớn nhất mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba mang lại chính là kỹ thuật số và Internet. Chúng giúp mọi người trên thế giới có thể kết nối với nhau và sản phẩm mà nó tạo ra chính là nền kinh tế chia sẻ. Nó giúp mọi người có thể chia sẻ những tài sản nhàn rỗi của mình. Nó thay đổi cách thức vận hành của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như vận tải, bán lẻ, giáo dục, tiếp thị...Những chiếc điện thoại không có hay kém trong việc kết nối Internet đã phải thất bại trước những chiếc smartphone có kết nối Internet cực tốt. Những cửa hàng truyền thống cũng phải nhận thất bại trước sự bùng nổ của thương mại điện tử. Những công cụ marketing online thậm chí còn phát triển thành một lĩnh vực riêng. Những hãng taxi truyền thống cũng phải nhận thất bại trước dịch vụ gọi xe công nghệ.
Tất cả các thương hiệu thành công trong thời đại 3.0 như: Uber, Grab, Amazon, Alibaba, Iphone đều giành được chiến thắng nhờ sự chủ động trong việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật mà cuộc cách mạng 3.0 đem lại. Kịch bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới đây cũng sẽ như vậy. Chiến thắng sẽ thuộc về những thương hiệu làm được những điều mà Uber, Amazon hay Iphone đã từng làm. Thành tựu mà cuộc cách mạng này đem lại chính là trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, in 3D, robot.
In 3D hay robot hứa hẹn sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách thức sản xuất của nhân loại, chuyển từ lao động con người sang robot. Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng tới từng đồ vật mà bạn sử dụng hàng ngày. Mỗi đồ vật có thể sẽ biến thành một con người, có khả năng tư duy độc lập và hành động. Đơn giản như việc chiếc điều hòa nhà bạn sẽ cảm nhận được thân nhiệt của bạn để biết bạn nóng hay lạnh từ đó nó sẽ tự động bật tắt, điều chỉnh nhiệt độ. Những chiếc điều khiển từ xa có thể sẽ biết mất trong tương lai. Kết nối vạn vật có thể cho phép bạn ở một nơi rất xa nhưng vẫn có thể điều hành cả một nhà máy sản xuất. Uber hay Grab có thể sẽ bị đánh bại bởi những thương hiệu xe tự lái. Iphone có thể sẽ bị đánh bại bởi những chiếc điện thoại siêu thông minh, có thể giao tiếp với con người qua giọng nói.
Những hãng taxi truyền thống như Mai Linh hay Vinasun đã thua do họ không sẵn sàng chuẩn bị cho những thay đổi mà cuộc cách mạng 3.0 mang lại. Để làm cách mạng cũng không hẳn là bạn phải phát minh ra một thứ gì đó mới mà đôi khi chỉ là tận dụng những gì đã có sẵn và làm cho nó phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Grab không phát minh ra dịch vụ gọi xe công nghệ nhưng họ đã chủ động học hỏi mô hình này rất nhanh và biến nó trở nên phù hợp với thị trường Đông Nam Á như tung ra: dịch vụ gọi xe máy hay cho phép thanh toán bằng tiền mặt. Những công nghệ hay mô hình kinh doanh hiện giờ có thể sẽ bị lỗi thời khi cuộc cách mạng 4.0 thực sự tới đỉnh cao và sẽ kéo theo sự lỗi thời trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Để tồn tại, buộc các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi chiến lược của mình.
Cách mạng là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi sâu sắc. Cách mạng là tạo ra một thứ gì đó hoàn toàn mới, không dựa trên cái cũ còn phát triển dựa trên cái đã có thì được gọi là cải tiến. Chẳng hạn như từ những chiếc điện thoại di động bấm nút của Nokia, sau khi được cải tiến thì cho ra đời những chiếc điện thoại kiểu mới như điện thoại trượt hay điện thoại gập nhưng bản chất của nó vẫn chỉ là điện thoại bấm nút. Còn việc phát minh ra chiếc điện thoại màn hình cảm ứng là một cuộc cách mạng lớn trong ngành sản xuất điện thoại. Nó cung cấp cho người dùng một trải nghiệm hoàn toàn mới là bấm thẳng vào màn hình thay vì bấm vào bàn phím.
Theo khái niệm của cách mạng thì khi nó diễn ra, cái cũ sẽ bị mất đi. Vậy thì nếu nhận ra rằng điện thoại cảm ứng là một cuộc cách mạng thì đồng nghĩa với việc điện thoại bấm nút sẽ phải mất đi. Và từ đó nó khiến cho các doanh nghiệp sản xuất điện thoại bấm nút cần phải thay đổi chiến lược của mình nếu muốn tồn tại. Nokia hay Blackberry đã không thay đổi và họ đã thất bại. Nhìn từ thị trường Việt Nam cũng vậy. Nếu nhận ra rằng Uber hay Grab là một cuộc cách mạng trong ngành taxi thì taxi truyền thống rồi sẽ phải mất đi. Vậy điều duy nhất mà các hãng taxi truyền thống cần làm là thay đổi chiến lược nhưng điều duy nhất mà họ làm được là kiện cáo với chính phủ.
Đây chính là hệ quả mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba mang lại. Vậy cách mạng công nghiệp là gì? Tương tự như cách mạng, cách mạng công nghiệp là một sự thay đổi hoàn toàn phương thức sản xuất hay cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp chính là lí do lớn nhất khiến cho một doanh nghiệp cần phải thay đổi chiến lược của mình. Những doanh nghiệp chiến thắng là những người biết đón đầu xu hướng và chủ động trong việc nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa những sản phẩm, dịch vụ mới được tạo ra dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp mang lại.
Thành tựu lớn nhất mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba mang lại chính là kỹ thuật số và Internet. Chúng giúp mọi người trên thế giới có thể kết nối với nhau và sản phẩm mà nó tạo ra chính là nền kinh tế chia sẻ. Nó giúp mọi người có thể chia sẻ những tài sản nhàn rỗi của mình. Nó thay đổi cách thức vận hành của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như vận tải, bán lẻ, giáo dục, tiếp thị...Những chiếc điện thoại không có hay kém trong việc kết nối Internet đã phải thất bại trước những chiếc smartphone có kết nối Internet cực tốt. Những cửa hàng truyền thống cũng phải nhận thất bại trước sự bùng nổ của thương mại điện tử. Những công cụ marketing online thậm chí còn phát triển thành một lĩnh vực riêng. Những hãng taxi truyền thống cũng phải nhận thất bại trước dịch vụ gọi xe công nghệ.
Tất cả các thương hiệu thành công trong thời đại 3.0 như: Uber, Grab, Amazon, Alibaba, Iphone đều giành được chiến thắng nhờ sự chủ động trong việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật mà cuộc cách mạng 3.0 đem lại. Kịch bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới đây cũng sẽ như vậy. Chiến thắng sẽ thuộc về những thương hiệu làm được những điều mà Uber, Amazon hay Iphone đã từng làm. Thành tựu mà cuộc cách mạng này đem lại chính là trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, in 3D, robot.
In 3D hay robot hứa hẹn sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách thức sản xuất của nhân loại, chuyển từ lao động con người sang robot. Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng tới từng đồ vật mà bạn sử dụng hàng ngày. Mỗi đồ vật có thể sẽ biến thành một con người, có khả năng tư duy độc lập và hành động. Đơn giản như việc chiếc điều hòa nhà bạn sẽ cảm nhận được thân nhiệt của bạn để biết bạn nóng hay lạnh từ đó nó sẽ tự động bật tắt, điều chỉnh nhiệt độ. Những chiếc điều khiển từ xa có thể sẽ biết mất trong tương lai. Kết nối vạn vật có thể cho phép bạn ở một nơi rất xa nhưng vẫn có thể điều hành cả một nhà máy sản xuất. Uber hay Grab có thể sẽ bị đánh bại bởi những thương hiệu xe tự lái. Iphone có thể sẽ bị đánh bại bởi những chiếc điện thoại siêu thông minh, có thể giao tiếp với con người qua giọng nói.
Những hãng taxi truyền thống như Mai Linh hay Vinasun đã thua do họ không sẵn sàng chuẩn bị cho những thay đổi mà cuộc cách mạng 3.0 mang lại. Để làm cách mạng cũng không hẳn là bạn phải phát minh ra một thứ gì đó mới mà đôi khi chỉ là tận dụng những gì đã có sẵn và làm cho nó phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Grab không phát minh ra dịch vụ gọi xe công nghệ nhưng họ đã chủ động học hỏi mô hình này rất nhanh và biến nó trở nên phù hợp với thị trường Đông Nam Á như tung ra: dịch vụ gọi xe máy hay cho phép thanh toán bằng tiền mặt. Những công nghệ hay mô hình kinh doanh hiện giờ có thể sẽ bị lỗi thời khi cuộc cách mạng 4.0 thực sự tới đỉnh cao và sẽ kéo theo sự lỗi thời trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Để tồn tại, buộc các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi chiến lược của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét