Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2018

Chiến lược đúng đắn quyết định thành công

Một trong những điều thường khiến cho các doanh nghiệp phải đi đến phá sản chính là mắc sai lầm chiến lược hoặc không có chiến lược. Dường như các doanh nghiệp quan tâm về vấn đề chiến thuật nhiều hơn. Họ cho rằng chiến lược nào cũng có thể thực hiện được nếu như có những chiến thuật tốt để thực hiện. Nhưng thực tế, nếu bạn bị sai lầm về mặt chiến lược thì dù chiến thuật của bạn có hay cỡ nào thì cũng không thể thành công. Nhiều doanh nghiệp đưa ra rất nhiều chiến thuật hay để thực hiện một chiến lược sai lầm. Và khi thất bại, họ luôn quay lại đổ lỗi cho chiến thuật sai lầm chứ không bao giờ đổ lỗi cho chiến lược. Nguyên nhân của điều này đến từ việc các doanh nghiệp đó nghĩ rằng không việc gì, không chiến lược nào mà mình không thể thực hiện nên nguyên cho thất bại chỉ có thể là do khâu thực hiện hay chính là chiến thuật. Họ không nhận thức được rằng có những chiến lược mà tại thời điểm đó họ không thể thực hiện được (đó chính là câu từ đây bạn không thể đi tới đó). Và nếu như bạn có ...

Cạnh tranh liệu có cần thiết trong kinh doanh?

Khi bạn bước chân vào bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào thì cũng đều cần chuẩn bị cho việc cạnh tranh. Nhưng nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay đang tỏ ra né tránh sự cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ ngoại lớn mạnh. Họ nói rằng họ chỉ cần tập trung làm tốt việc của mình, tập trung vào giá trị cốt lõi của mình. Chắn chắn họ sẽ phải phải đối mặt với việc cạnh tranh ngay cả khi họ không muốn bởi vì đó chính là quy luật trong kinh doanh. Bạn hãy cứ tập trung vào giá trị cốt lõi của mình nhưng xin đừng quên xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh bởi vì khi sự cạnh tranh trở nên khốc liệt, bạn sẽ rơi vào thế bị động vì không có chiến lược hay các phương án nhằm đối phó với cạnh tranh. Nếu bạn chỉ biết tập trung vào nội bộ, vào giá trị cốt lõi của mình và bỏ mặc đối thủ của bạn thì hay cẩn thận vì có ngày sẽ phải trả giá rất đắt. Chẳng hạn như việc Uber hay Grab đưa taxi, xe ôm công nghệ vào Việt Nam để cạnh tranh với taxi truyền thống. Họ đã đưa hình thức dịch vụ này vào Việt Nam từ r...

Ảnh hưởng của công nghệ tới thương hiệu

Công nghệ là một trong những nhân tố then chốt trong xây dựng thương hiệu. Một doanh nghiệp nắm được những xu hướng công nghệ mới và áp dụng được thì sẽ tạo ra một cơ hội xây dựng thương hiệu rất lớn. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng công nghệ tốt nhất. Việc sử dụng công nghệ một cách đơn thuần sẽ không có nhiều giá trị bằng việc áp dụng chúng để xây dựng thương hiệu. Công nghệ có thể giúp bạn xây dựng thành công thương hiệu hay không còn tùy thuộc vào cách sử dụng công nghệ của bạn. Nếu bạn sử dụng công nghệ chỉ để tạo ra một sản phẩm mới đơn thuần thì nó sẽ không đem lại cho bạn nhiều thành công. Nhưng nếu bạn sử dụng công nghệ để tạo ra một dòng sản phẩm mới thì nó sẽ giúp bạn trở nên thành công vượt bậc. Nếu chỉ đơn giản là ứng dụng công nghệ để tạo ra một sản phẩm mang tính cải tiến thì sẽ không đem lại hiệu quả về thương hiệu. Đặc điểm của một sản phẩm cải tiến là nó vẫn sử dụng thương hiệu cũ, sử dụng tên dòng sản phẩm cũ. Nếu chỉ là một sản phẩm cải ti...

Nguy cơ từ việc mở rộng thương hiệu

Mở rộng thương hiệu là một hoạt động ưa thích của các doanh nghiệp. Ưu điểm lớn nhất của hoạt động này là doanh nghiệp sẽ không mất công sức, tiền của để xây dựng một thương hiệu khác mà sẽ tận dụng được nguồn lực sẵn có của thương hiệu ban đầu. Nhưng ẩn chứa trong chính cái ưu điểm này cũng chính là một cái nhược điểm rất lớn. Chẳng hạn bạn có một chiếc xe máy. Từ trước đến giờ bạn chỉ sử dụng nó để đi làm. Nhưng bây giờ ngoài việc đi làm, bạn bắt nó đưa bạn đi chơi rồi chạy xe ôm kiếm thêm thu nhập. Vậy thì chiếc xe máy của bạn đương nhiên là sẽ nhanh chóng cạn kiệt sức lực hơn là khi nó chỉ phục vụ mỗi công việc đi làm. Khi bạn mở rộng thương hiệu, thực chất là bạn đang cố gắng bóc lột nó hết sức có thể chứ không phải những từ mang nghĩa tích cực như: "tận dụng". Bạn nghĩ rằng như thế sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng bạn không biết rằng có thể bạn sẽ phải trả một cái giá đắt hơn nhiều cái chi phí xây dựng thương hiệu mới. Để bình luận về hoạt động này là đúng hay sai thì...

Thương hiệu là chi phí hay một khoản đầu tư?

Nhiều thương hiệu muốn trở thành thương hiệu mạnh nhưng họ muốn có nó một cách miễn phí. Ở đời chẳng có gì là miễn phí cả. Họ cần phải đầu tư nhiều thứ, trong đó có cả tiền bạc để giúp thương hiệu của họ phát triển. Thương hiệu là một khoản đầu tư hay chi phí còn tùy thuộc. Nếu thành công, khoản đầu tư này chắc chắn sẽ được thu về và có thể thu về rất lớn nhưng cần phải rất kiên nhẫn vì mất thời gian rất lâu để có kết quả. Còn nếu thất bại, nó sẽ trở thành một khoản chi phí rất lớn mà doanh nghiệp phải hứng chịu. Khoản chi phí cho truyền thông để xây dựng thương hiệu là một khoản đầu tư dài hạn. Nó không như các khoản chi phí khác, bỏ ra hôm trước hôm sau thu về. Liệu rằng có khi nào mà bạn bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc mà vẫn không xây dựng thành công thương hiệu? Thực tế điều này rất thường xuyên xảy ra. Nếu bạn cảm thấy hiểu biết của mình về lĩnh vực này còn yếu thì bạn nên thuê những chuyên gia tư vấn. Nhưng nên lưu ý là những chuyên gia về chiến lược chứ không phải chiến ...

Cửa hàng tiện lợi và bách hóa tổng hợp

Bách hóa tổng hợp đã dần bị đào thải vậy thì tại sao một mô hình bán nhiều thứ tương tự là cửa hàng tiện lợi lại tồn tại được. Thực ra cửa hàng tiện lợi là một mô hình nhỏ hơn, thu gọn hơn của một cửa hàng bách hóa. Thứ nhất là nhỏ hơn về số lượng các chủng loại mặt hàng vì cửa hàng tiện lợi chỉ tập trung phục vụ các mặt hàng thiết yếu. Thứ hai là nhỏ hơn về diện tích vì do có ít mặt hàng hơn. Thứ ba là mật độ cửa hàng tiện lợi dày hơn vì mua những mặt hàng thiết yếu cần tính thuận tiện cao. Cửa hàng tiện lợi là nơi bán các đồ dùng thiết yếu hàng ngày, thực phẩm. Những mặt hàng này cần tính thuận tiện cao mà về tính thuận tiện thì bách hóa tổng hợp không bằng cửa hàng tiện lợi. Bách hóa tổng hợp thì đủ tất từ quần áo, nội thất, đồ chơi, mỹ phẩm, đồ gia dụng, làm vườn, đồ vệ sinh cá nhân, đồ thể thao, đồ tự làm, sơn...Cửa hàng tiện lợi tồn tại được vì chúng tập trung phục vụ một nhu cầu chuyên biệt của khách hàng, đó là nhu cầu về những hàng hóa cần sự tiện lợi, nhanh chóng còn cửa hàn...

Kế hoạch thực sự của Vingroup là gì?

Việc Vinfast tung ra dòng ô tô giá rẻ đang làm nhiễu đinh vị của họ. Vây Vinfast là thương hiệu ô tô cao cấp hay ô tô bình dân? Họ sản xuất xe sedan và suv ở phân khúc cao cấp còn hatchback ở phân khúc giá thấp. Chưa kể đến việc họ còn tung ra cả xe máy điện. Tung ra rất nhiều thứ cùng lúc trong một thời gian ngắn như vậy là một ý tưởng không tốt. Muốn triển khai được chiến lược đinh vi, điều đầu tiên và quan trọng nhất là xác đinh rõ ràng dòng sản phẩm cho thương hiệu. Liệu Vinfast có thể đang có một kế hoạch nào khác chăng? Ô tô của Vinfast thực sự rất khó để cạnh tranh với những thương hiệu ô tô nhập khẩu tên tuổi, kể cả ở phân khúc tầm trung như dòng hatchback. Có thể họ sản xuất ô tô để phục vụ cho một kế hoạch khác chứ nó không phải mục tiêu cuối cùng. Nó có thể là một phương tiện nhằm đạt được mục đích cao hơn. Kế hoạch của Vinfast có lẽ là không đơn giản như vậy. Kế hoạch của họ có thể gồm ba bước, trong đó có hai bước đệm và bước thứ ba chính là mục tiêu cuối cùng. Việc sản ...

Thế giới di động và thương mại điện tử

Mới đây, Shopee đã chính thức vượt qua kẻ thống trị là Lazada để trở thành thương hiệu thương mại điện tử lớn nhất với lượng người truy cập nhiều nhất Việt Nam. Nhưng thương hiệu thương mại điện tử lớn thứ hai lại không phải là ông lớn Lazada mà lại là Thế giới di động. Có một điều lạ lùng là thế giới di động lại vượt lên cả Lazada để xếp ở vị trí thứ hai dù họ chỉ có một dòng sản phẩm là điện thoại còn các trang khác có rất nhiều mặt hàng. Thông thường, ở chỗ nào có nhiều mặt hàng hơn, đa dạng phong phú hơn thì phải có nhiều khách hơn ghé thăm hơn chứ! Vậy thì Tiki có sai lầm trong chiến lược không khi biến mình thành một trang thương mại điện tử bán tất cả mọi thứ như bây giờ thay vì chỉ bán một mặt hàng là sách giống như Thế giới di động? Nhiều người sẽ không đồng tính với quan điểm này vì những lí lẽ rất hiển nhiên mà ai cũng có thể hiểu như: bán nhiều mặt hàng sẽ giảm được chi phí cố định hay bán nhiều mặt hàng để hàng hóa phong phú thì mới có nhiều khách hàng hơn. Rất tiếc là n...

Tại sao Home Depot thất bại ở Trung Quốc?

Nguyên nhân dẫn tới thất bại của Home Depot tại thị trường Trung Quốc là gì? Nếu nói là do người Trung Quốc không thích tự sửa nhà, vậy thì tại sao Ikea lại thành công được ở thị trường này? Còn nếu do giá của Home Depot quá đắt, vậy thì tại sao Home Depot vẫn thành công ở Mỹ? Quy chụp tất cả người dân trung quốc đều không muốn tự sửa nhà là không đúng. Bởi vì vậy thì tại sao Ikea thành công? Nhiều người làm quá khi cho rằng làm việc này ảnh hưởng đến danh dự nhưng thực sự không đến mức đó. Con người không ai lại không tính toán, nghĩ đến lợi ích của mình. Nếu họ cảm thấy việc đó mang lại lợi ích cho họ thì không lí do gì họ không làm. Có chăng chỉ là sự bỡ ngỡ, chưa quen và ngại thay đổi thôi. Vấn đề chỉ còn là thời gian để mọi người biết đến lợi ích cũng như quen dần với việc này. Thị trường Mỹ cũng vậy thôi. Họ cũng phải mất một thời gian làm quen khi mô hình này mới xuất hiện và các hãng cũng phải có rất nhiều biện pháp để thay đổi thói quen. Và giờ chúng ta nhìn vào thì cứ nghĩ ...