Chuyển đến nội dung chính

Cạnh tranh liệu có cần thiết trong kinh doanh?

Khi bạn bước chân vào bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào thì cũng đều cần chuẩn bị cho việc cạnh tranh. Nhưng nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay đang tỏ ra né tránh sự cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ ngoại lớn mạnh. Họ nói rằng họ chỉ cần tập trung làm tốt việc của mình, tập trung vào giá trị cốt lõi của mình. Chắn chắn họ sẽ phải phải đối mặt với việc cạnh tranh ngay cả khi họ không muốn bởi vì đó chính là quy luật trong kinh doanh. Bạn hãy cứ tập trung vào giá trị cốt lõi của mình nhưng xin đừng quên xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh bởi vì khi sự cạnh tranh trở nên khốc liệt, bạn sẽ rơi vào thế bị động vì không có chiến lược hay các phương án nhằm đối phó với cạnh tranh. Nếu bạn chỉ biết tập trung vào nội bộ, vào giá trị cốt lõi của mình và bỏ mặc đối thủ của bạn thì hay cẩn thận vì có ngày sẽ phải trả giá rất đắt. Chẳng hạn như việc Uber hay Grab đưa taxi, xe ôm công nghệ vào Việt Nam để cạnh tranh với taxi truyền thống. Họ đã đưa hình thức dịch vụ này vào Việt Nam từ rất lâu, tính từ lúc họ mới vào đến khi thành công khoảng 4 năm. Trong khi đó các hãng taxi truyền thống chẳng mấy quan tâm bởi vì họ chỉ cần tập trung vào giá trị cốt lõi của họ, làm tốt những gì họ đang làm và chẳng cần quan tâm đến ai, đến bất kì điều gì xảy ra trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp thường tỏ thái độ ôn hòa theo kiểu chúng ta cùng nhau chia miếng bánh, cùng nhau phát triển mỗi người chiếm một ít thị phần. Một thái độ ôn hòa không có chỗ tồn tại trên thương trường. Trong bất kì dòng sản phẩm nào thì các doanh nghiệp cũng sẽ đấu đá nhau cho đến khi có người giành được chiến thắng và chiếm phần lớn thị trường.
Rất nhiều doanh nghiệp Việt đang đánh giá sai lợi thế của mình khi đối đầu với các đối thủ nước ngoài. Không phải là những câu nói quen thuộc như chúng ta là người Việt nên chúng ta hiểu thị trường Việt, hiểu con người Việt. Một quan điểm rất mang tính lí thuyết, cứng nhắc. Việc hiểu khách hàng hay không phụ thuộc vào hoạt động nghiên cứu thị trường của từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nội không chịu nghiên cứu thị trường thì cũng sẽ chẳng hiểu gì về thị trường nội còn nếu doanh nghiệp ngoại ở xa tới nhưng họ trước khi vào, họ đã nghiên cứu thị trường rất kĩ thì họ còn hiểu khách hàng hơn doanh nghiệp nội. Lợi thế lớn nhất của các doanh nghiệp Việt so với các đối thủ nước ngoài chính là yếu tố địa lợi. Yếu tố địa lợi tạo ra lợi thế về mặt tốc độ dẫn tới lợi thế trong việc đi trước các đối thủ ngoại. Doanh nghiệp nội tuy bé nhưng họ chỉ đánh vào một thị trường nên sức mạnh được tập trung hơn. Khi doanh nghiệp ngoại vào thì họ cũng đã có một khoảng thời gian để xây dựng cho mình một căn cứ phòng thủ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Câu chuyện thương hiệu Xá xị Chương Dương

Nước xá xị mang thương hiệu Chương Dương từ lâu đã là một loại đồ uống có ga rất nổi tiếng ở miền nam Việt Nam. Thương hiệu từng một thời là niềm tự hào của người dân miền nam phải đứng trước những thách thức rất lớn đến từ sự cạnh tranh của những đối thủ ngoại như: Coca-Cola, Pepsi. Trong năm 2017, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và doanh thu cũng bị sụt giảm rất nhiều. Đặc biệt, xá xị là dòng sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp nhưng liên tục bị mất thị phần vào tay các ông lớn khác trong ngành. Theo suy nghĩ thông thường thì mọi người sẽ đổ lỗi cho một đống lí do như: công nghệ lỗi thời, phân phối yếu,...nhưng chắc chắn sẽ không mấy ai nghĩ đến những lí do rất đơn giản nhưng lại mang tầm quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là bao bì và mẫu mã của sản phẩm xá xị Chương Dương. Họ đã mắc phải một lỗi cơ bản trong hoạt động tiếp thị khi thiết kế bao bì, mẫu mã của sản phẩm xá xị quá giống với bao bì của nước ngọt Coca-cola. Thực chất, xá xị là một loại đồ uống được c...

Câu chuyện thương hiệu của những gói mì

Thị trường mì ăn liền của Việt Nam là một thị trường lớn và thu hút sự tham gia của rất nhiều các thương hiệu cả trong và ngoài nước. Đương nhiên là đi cùng với sự màu mỡ của thị trường này là một sự cạnh tranh cực kì khốc liệt đang diễn ra. Để tồn tại được trên thị trường này đã là một điều vô cùng khó khăn và để xây dựng thành công thương hiệu trên thị trường này chắc chắn phải là một cuộc chiến cực kì gian khổ và trường kỳ. Nhưng có những thương hiệu sau khi xây dựng thành công hình ảnh cho mình thì thật đáng tiếc lại không duy trì được và dần đánh mất nó. Có thể ở những thị trường hay những ngành mới thì hình ảnh thương hiệu không quyết định đến doanh số hay sự tồn tại của một doanh nghiệp nhưng đối với những thị trường đã đạt tới sự phát triển đỉnh cao cùng với một chỉ số cạnh tranh khốc liệt thì hình ảnh thương hiệu sẽ quyết định rất lớn đến vận mệnh tương lai của doanh nghiệp. Trên thị trường mì ăn liền ở Việt Nam hiện nay, những thương hiệu đang tồn tại và có chỗ đứng vững chắc...

Bánh mì Việt đủ sức thay thế cho hamburger

Mcdonald và Burger King là hai chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ với món ăn chủ đạo là bánh hamburger. Hai thương hiệu này với bề dày lịch sử hơn nửa thế kỷ của mình đã tung hoành trên thị trường thức ăn nhanh toàn cầu, có hàng trăm nghìn cửa hàng ở khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Với sự nổi tiếng toàn cầu của mình trong lĩnh vực thức ăn nhanh cùng với sức mạnh tài chính của mình, họ đã chinh phục được rất nhiều các thị trường lớn trên thế giới. Nhưng gần đây trên rất nhiều các trang báo đưa tin rằng hai ông lớn trong ngành thức ăn nhanh này đang gặp khó khăn khi kinh doanh ở Việt Nam. Khi mới vào Việt Nam họ đặt ra mục tiêu mở hàng trăm cửa hàng trong vài năm nhưng hiện tại thì mới mở được hơn chục cửa hàng dù đã bỏ ra rất nhiều tiền đầu tư. Tại sao họ chinh phục được rất nhiều thị trường lớn mà lại gặp khó với một thị trường nhỏ như Việt Nam? Điều gì đã cản bước họ trên con đường chiếm lĩnh thị trường Việt? Burger King hay Mcdonald  có một thương hiệu mạnh cùng vớ...