Mới đây, Shopee đã chính thức vượt qua kẻ thống trị là Lazada để trở thành thương hiệu thương mại điện tử lớn nhất với lượng người truy cập nhiều nhất Việt Nam. Nhưng thương hiệu thương mại điện tử lớn thứ hai lại không phải là ông lớn Lazada mà lại là Thế giới di động. Có một điều lạ lùng là thế giới di động lại vượt lên cả Lazada để xếp ở vị trí thứ hai dù họ chỉ có một dòng sản phẩm là điện thoại còn các trang khác có rất nhiều mặt hàng. Thông thường, ở chỗ nào có nhiều mặt hàng hơn, đa dạng phong phú hơn thì phải có nhiều khách hơn ghé thăm hơn chứ!
Vậy thì Tiki có sai lầm trong chiến lược không khi biến mình thành một trang thương mại điện tử bán tất cả mọi thứ như bây giờ thay vì chỉ bán một mặt hàng là sách giống như Thế giới di động? Nhiều người sẽ không đồng tính với quan điểm này vì những lí lẽ rất hiển nhiên mà ai cũng có thể hiểu như: bán nhiều mặt hàng sẽ giảm được chi phí cố định hay bán nhiều mặt hàng để hàng hóa phong phú thì mới có nhiều khách hàng hơn. Rất tiếc là những bài toán kinh doanh trong thực tế thì không dễ dàng giải quyết giống như giải một bài toán kinh tế trong sách. Người Nhật hiện nay đã không còn chuộng mua sắm ở những siêu thị tổng hợp nữa.
Một điều cần chú ý là các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki vẫn đang phải nai nưng ra chịu lỗ để cạnh tranh về giá trong khi Thế giới di động thì luôn có lãi. Ngay cả Lazada cũng vậy. Có thể khi thị trường thương mại điện tử vào những năm trước chưa cạnh tranh gay gắt thì họ dễ dàng có được doanh thu và lợi nhuận lớn. Nhưng hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt như vậy, nếu Lazada không chịu chi mạnh quảng cáo, khuyến mãi thì dần dần sẽ mất thị phần vào tay các đối thủ khác còn nếu họ chạy theo cuộc đua này thì khó lòng mà họ có được lợi nhuận.
Vậy thì Tiki có sai lầm trong chiến lược không khi biến mình thành một trang thương mại điện tử bán tất cả mọi thứ như bây giờ thay vì chỉ bán một mặt hàng là sách giống như Thế giới di động? Nhiều người sẽ không đồng tính với quan điểm này vì những lí lẽ rất hiển nhiên mà ai cũng có thể hiểu như: bán nhiều mặt hàng sẽ giảm được chi phí cố định hay bán nhiều mặt hàng để hàng hóa phong phú thì mới có nhiều khách hàng hơn. Rất tiếc là những bài toán kinh doanh trong thực tế thì không dễ dàng giải quyết giống như giải một bài toán kinh tế trong sách. Người Nhật hiện nay đã không còn chuộng mua sắm ở những siêu thị tổng hợp nữa.
Một điều cần chú ý là các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki vẫn đang phải nai nưng ra chịu lỗ để cạnh tranh về giá trong khi Thế giới di động thì luôn có lãi. Ngay cả Lazada cũng vậy. Có thể khi thị trường thương mại điện tử vào những năm trước chưa cạnh tranh gay gắt thì họ dễ dàng có được doanh thu và lợi nhuận lớn. Nhưng hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt như vậy, nếu Lazada không chịu chi mạnh quảng cáo, khuyến mãi thì dần dần sẽ mất thị phần vào tay các đối thủ khác còn nếu họ chạy theo cuộc đua này thì khó lòng mà họ có được lợi nhuận.
Một dẫn chứng rất thuyết phục để bác bỏ ngay lập tức suy nghĩ chuyên môn hóa, đó chính là trường hợp của Amazon. Thứ nhất khoa học xã hội không giống với khoa học tự nhiên. Khoa học xã hội luôn có những trường hợp ngoại lệ. Với khoa học xã hội, hãy nhìn vào đa số. Đừng nhìn vào cái chấm đen trên tờ giấy trắng mà hãy để tâm vào phần còn lại. Thứ hai, Amazon tham gia rất sớm vào bán lẻ trực tuyến với bối cảnh hoàn toàn khác so với hiện tại và khi khởi đầu, họ cũng chỉ bán mỗi sách. Thứ ba, các thương hiệu càng ra sau thì càng có xu hướng chuyên môn hóa sâu hơn và không loại trừ khả năng Amazon có thể gặp vấn đề trong tương lai. Rất nhiều tập đoàn bán đủ thứ trên thế giới đã từng làm ăn rất tốt ở thế kỉ trước nhưng càng về sau này, việc kinh doanh của họ càng bị thua lỗ rồi đi tới phá sản. Thứ tư là hiện nay Amazon cũng đã bắt đầu phát triển các thương hiệu bán lẻ trực tuyến riêng cho các mặt hàng như quần áo, đồ lót, thực phẩm tươi.
Nhận xét
Đăng nhận xét