Tên thương hiệu là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Nó là một thành phần chính trong bộ nhận diện thương hiệu. Vì khách hàng không đọc chiến lược của bạn mà họ chỉ nhìn thấy tên thương hiệu nên chức năng của nó là để truyền đạt chiến lược thương hiệu của bạn tới khách hàng. Có thể chia sản phẩm thành hai loại, đó là sản phẩm cải tiến và sản phẩm đột phá. Mỗi loại sản phẩm sẽ có cách thức đặt tên thương hiệu riêng phù hợp. Sản phẩm cải tiến tức là giữ nguyên lõi và chỉ thay đổi những thứ râu ria như bao bì, kiểu dáng còn sản phẩm đột phá tức là mới hoàn toàn, tách biệt so với sản phẩm cũ.
Hãy lấy ví dụ trong ngành điện thoại, nơi mà rất thường xuyên cải tiến sản phẩm. Tại sao các thương hiệu điện thoại smartphone hay đặt những cái tên phụ đi cùng với những cái tên chính. Ví dụ như Samsung Galaxy Note 1, 2, 3..,iPhone 6, 6s, 6S plus, iphoneX. Các sản phẩm điện thoại này tuy chủ yếu giống nhau nhưng nó vẫn có những sự khác biệt, những sự cải tiến nhỏ. Vậy làm thế nào để khách hàng biết được điều đó? Nếu đặt một cái tên thương hiệu hoàn toàn khác thì sẽ rất tốn kém, cần phải tận dụng luôn thương hiệu cũ. Vì vậy nên các thương hiệu lựa chọn việc thêm các tên phụ đằng sau.
Vậy tại sao lại là các con số tăng dần? Vì nó thể hiện sự đầy đủ chức năng như sản phẩm cũ đồng thời có thêm những sự tiến bộ, nâng cấp hơn. Nếu là sản phẩm cải tiến thì ta có thể thêm những thương hiệu phụ vào sau thương hiệu chính để tận dụng thương hiệu cũ nhưng nếu là một sản phẩm mang tính đột phá, cách mạng thì liệu có nên làm giống như vậy? Chắc chắn là không bởi những sự thay đổi nhỏ về mặt sản phẩm cần những sự thay đổi nhỏ về mặt thương hiệu còn những sự thay đổi lớn về mặt sản phẩm cần những thay đổi lớn về mặt thương hiệu.
Nếu có một hãng smartphone nào tạo ra một dòng điện thoại thông minh với màn hình có thể gập vào được hay có thể uốn dẻo thì đó là những công nghệ đột phá. Vậy thì họ nên chọn việc tạo ra một thương hiệu mới. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác cũng vậy. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại rất nhiều công nghệ mới mang tính đột phá, mang tính cách mạng và nó cần những sự đột phá về mặt thương hiệu. Những thương hiệu mới đại diện cho cuộc cách mạng 4.0 sẽ thay thế cho những thương hiệu đại diện cho cách mạng 3.0.
Hãy lấy ví dụ trong ngành điện thoại, nơi mà rất thường xuyên cải tiến sản phẩm. Tại sao các thương hiệu điện thoại smartphone hay đặt những cái tên phụ đi cùng với những cái tên chính. Ví dụ như Samsung Galaxy Note 1, 2, 3..,iPhone 6, 6s, 6S plus, iphoneX. Các sản phẩm điện thoại này tuy chủ yếu giống nhau nhưng nó vẫn có những sự khác biệt, những sự cải tiến nhỏ. Vậy làm thế nào để khách hàng biết được điều đó? Nếu đặt một cái tên thương hiệu hoàn toàn khác thì sẽ rất tốn kém, cần phải tận dụng luôn thương hiệu cũ. Vì vậy nên các thương hiệu lựa chọn việc thêm các tên phụ đằng sau.
Vậy tại sao lại là các con số tăng dần? Vì nó thể hiện sự đầy đủ chức năng như sản phẩm cũ đồng thời có thêm những sự tiến bộ, nâng cấp hơn. Nếu là sản phẩm cải tiến thì ta có thể thêm những thương hiệu phụ vào sau thương hiệu chính để tận dụng thương hiệu cũ nhưng nếu là một sản phẩm mang tính đột phá, cách mạng thì liệu có nên làm giống như vậy? Chắc chắn là không bởi những sự thay đổi nhỏ về mặt sản phẩm cần những sự thay đổi nhỏ về mặt thương hiệu còn những sự thay đổi lớn về mặt sản phẩm cần những thay đổi lớn về mặt thương hiệu.
Nếu có một hãng smartphone nào tạo ra một dòng điện thoại thông minh với màn hình có thể gập vào được hay có thể uốn dẻo thì đó là những công nghệ đột phá. Vậy thì họ nên chọn việc tạo ra một thương hiệu mới. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác cũng vậy. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại rất nhiều công nghệ mới mang tính đột phá, mang tính cách mạng và nó cần những sự đột phá về mặt thương hiệu. Những thương hiệu mới đại diện cho cuộc cách mạng 4.0 sẽ thay thế cho những thương hiệu đại diện cho cách mạng 3.0.
Nhận xét
Đăng nhận xét