Đạo đức là một vấn đề khá nhạy cảm trong kinh doanh. Có lẽ nhiều người cho rằng đạo đức không là gì trong môi trường kinh doanh khốc liệt, nơi mà chỉ có lợi nhuận, lợi nhuận và lợi nhuận mới là thứ quan trọng nhất. Đã là người kinh doanh thì làm gì có đạo đức mà chỉ cần làm thế nào có lợi nhuận là được hay kinh doanh mà thật thà là chết. Kinh doanh là cần phải mánh khóe, phải khôn khéo, lọc lừa. Cũng có nhiều người nghĩ dù mình không lừa họ thì người khác cũng lừa họ, vậy nên mình tội gì mà không lừa để kiếm lợi nhuận.
Có lẽ tất cả các tư tưởng kinh doanh này đã lỗi thời và không phù hợp với thời buổi kinh doanh hiện nay, nơi mà chỉ có sự thẳng thắn và minh bạch mới giành chiến thắng lâu dài. Đặc biệt là trong vấn đề xây dựng thương hiệu, một lĩnh vực mà không thể không nhắc đến vấn đề lòng tin. Muốn xây dựng được thương hiệu thì việc cần làm đầu tiên chính là xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu và sau đó là duy trì, làm cho nó hằn sâu và mở rộng nó ra với nhiều người hơn nữa. Một thương hiệu nếu chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thì đã bước đầu thành công trong việc xây dựng thương hiệu còn một thương hiệu đánh mất niềm tin của người tiêu dùng thì đã bước đầu tới với một cái chết mãi mãi.
Khách hàng và người tiêu dùng chỉ một lần đặt niềm tin nơi thương hiệu và nếu chúng lừa họ dù chỉ một lần thì chúng sẽ mãi mãi biến mất khỏi danh sách mua hàng của họ. Nếu doanh nghiệp có ý định buôn gian bán lận lừa lọc khách hàng thì đừng bao giờ nên nhắc tới việc xây dựng thương hiệu hay bỏ tiền đầu tư vào các hoạt động này bởi vì họ chỉ đang ném tiền qua cửa sổ mà thôi. Dù họ có che đậy giỏi cỡ nào thì rồi cái kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lòi ra. Chẳng hạn như vụ khăn lụa Khaisilk, dù cho mất rất nhiều năm nhưng cuối cùng những hành vi lừa đảo của họ cũng đã bị phanh phui. Và sau khi bị đưa ra ánh sáng thì công sức bao năm xây dựng thương hiệu của họ trở thành vô nghĩa. Không cần biết trước đó họ nỗ lực bao nhiêu hay bỏ bao nhiêu tiền vào hoạt động quảng bá, truyền thông thì khách hàng vẫn sẽ ngay lập tức quay lưng và đưa giá trị thương hiệu của họ thành con số không tròn trĩnh.
Dù việc chiếm được lòng tin của khách hàng mất rất nhiều công sức và thời gian nhưng chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp vững bước trên những chặng đường dài phía trước. Đạo đức trong kinh doanh giờ đây không còn được coi như đạo đức thông thường nữa. Đạo đức trong cuộc sống hàng ngày là mục đích và là những gì cuối cùng mà chúng ta mong muốn đạt được nhưng đạo đức kinh doanh giờ đây cần phải được xem như một công cụ, một phương tiện để doanh nghiệp lấy được lòng tin nơi khách hàng và dài hơn nữa là xây dựng thương hiệu vững chắc trong tâm trí khách hàng.
Có lẽ tất cả các tư tưởng kinh doanh này đã lỗi thời và không phù hợp với thời buổi kinh doanh hiện nay, nơi mà chỉ có sự thẳng thắn và minh bạch mới giành chiến thắng lâu dài. Đặc biệt là trong vấn đề xây dựng thương hiệu, một lĩnh vực mà không thể không nhắc đến vấn đề lòng tin. Muốn xây dựng được thương hiệu thì việc cần làm đầu tiên chính là xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu và sau đó là duy trì, làm cho nó hằn sâu và mở rộng nó ra với nhiều người hơn nữa. Một thương hiệu nếu chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thì đã bước đầu thành công trong việc xây dựng thương hiệu còn một thương hiệu đánh mất niềm tin của người tiêu dùng thì đã bước đầu tới với một cái chết mãi mãi.
Khách hàng và người tiêu dùng chỉ một lần đặt niềm tin nơi thương hiệu và nếu chúng lừa họ dù chỉ một lần thì chúng sẽ mãi mãi biến mất khỏi danh sách mua hàng của họ. Nếu doanh nghiệp có ý định buôn gian bán lận lừa lọc khách hàng thì đừng bao giờ nên nhắc tới việc xây dựng thương hiệu hay bỏ tiền đầu tư vào các hoạt động này bởi vì họ chỉ đang ném tiền qua cửa sổ mà thôi. Dù họ có che đậy giỏi cỡ nào thì rồi cái kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lòi ra. Chẳng hạn như vụ khăn lụa Khaisilk, dù cho mất rất nhiều năm nhưng cuối cùng những hành vi lừa đảo của họ cũng đã bị phanh phui. Và sau khi bị đưa ra ánh sáng thì công sức bao năm xây dựng thương hiệu của họ trở thành vô nghĩa. Không cần biết trước đó họ nỗ lực bao nhiêu hay bỏ bao nhiêu tiền vào hoạt động quảng bá, truyền thông thì khách hàng vẫn sẽ ngay lập tức quay lưng và đưa giá trị thương hiệu của họ thành con số không tròn trĩnh.
Dù việc chiếm được lòng tin của khách hàng mất rất nhiều công sức và thời gian nhưng chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp vững bước trên những chặng đường dài phía trước. Đạo đức trong kinh doanh giờ đây không còn được coi như đạo đức thông thường nữa. Đạo đức trong cuộc sống hàng ngày là mục đích và là những gì cuối cùng mà chúng ta mong muốn đạt được nhưng đạo đức kinh doanh giờ đây cần phải được xem như một công cụ, một phương tiện để doanh nghiệp lấy được lòng tin nơi khách hàng và dài hơn nữa là xây dựng thương hiệu vững chắc trong tâm trí khách hàng.
Nhận xét
Đăng nhận xét