Chuyển đến nội dung chính

Chiến lược cho các hãng hàng không mới

Ngành hàng không hiện nay đang bị thống trị bởi hai thương hiệu hàng không đó là: Vietnam Airlines và VietJet Air. VietJet Air thống trị ngành hàng không giá rẻ còn Vietnam Airlines thì thống trị ngành hàng không truyền thống. Nếu xét tổng thị phần trên toàn ngành hàng không thì hiện nay VietJet Air đã vượt qua Vietnam Airlines với thị phần là 43%. Thị phần của Vietnam Airlines cũng bám sát đằng sau với 42% và chỉ hai hãng hàng không này thôi đã chiếm gần hết thị phần của ngành. Sức mạnh của hai hãng không này thực sự là một rào cản rất lớn cho những doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị trường này. Vậy những hãng hàng không mới gia nhập ngành nên sử dụng chiến lược nào để có thể giành được thị phần từ hai gã khổng lồ này?
Một trong những chiến lược mà các doanh nghiệp mới gia nhập ngành hàng có thể áp dụng để chiếm được thị phần đó là áp dụng tương tự chiến lược mà VietJet Air đã sử dụng để đánh bại Vietnam Airlines. Khi mới xuất hiện vào đầu năm 2012, VietJet Air chỉ chiếm được 8% thị phần trong khi Vietnam Airlines nắm giữ tới 68,7% thị phần nhưng chỉ sau có 6 năm thì hãng hàng không này đã vượt qua cả Vietnam Airlines. Vậy chiến lược nào đã giúp cho VietJet Air giành chiến thắng? Chiến lược giúp cho VietJet Air giành chiến thắng trước một đối thủ mạnh hơn mình rất nhiều đó là thay vì lựa chọn việc đối đầu tranh giành thị phần trực tiếp bằng cách tạo ra một hãng hàng không truyền thống tương như đối thủ của mình thì họ đã tạo ra một hãng hàng không giá rẻ. Không những họ đã giành được khách hàng từ tay đối thủ của mình mà họ còn giúp mở rộng quy mô của ngành hàng không bởi nhiều người trước đây không lựa chọn đi máy bay vì giá vé cao.
Vậy một chiến lược cạnh tranh tương tự như của Vietjet mà các hãng hàng không mới gia nhập ngành nên xem xét sử dụng đó chính là việc tạo ra một hãng hàng không cao cấp. Nếu như ở các hãng hàng không giá rẻ thường chỉ có một hạng ghế duy nhất đó là hạng ghế phổ thông và giá vé rất rẻ thì một hãng hàng không cao cấp cũng sẽ chỉ có một hạng ghế duy nhất đó là hạng ghế thương gia và với một mức giá vé cao. Nếu như ở các hãng hàng không giá rẻ thì thông thường số lượng dịch vụ ít và một số hãng chất lượng phục vụ kém thì một hãng hàng không cao cấp sẽ có rất nhiều các dịch vụ đi kèm cùng với một chất lượng phục vụ là cao cấp nhất. Đó là một chiến lược tốt cho các doanh nghiệp mới gia nhập tham khảo sử dụng. Nó giúp tạo ra hai thái cực hoàn toàn khác biệt trên thị trường hàng không, đó là cao cấp và giá rẻ.
Chiến lược kém hiệu quả cho một hãng hàng không mới gia nhập ngành có lẽ là đi bắt chước theo một trong hai ông lớn, mà đặc biệt là bắt chước theo mô hình hàng không truyền thống của Vietnam Airlines. Mô hình hàng không truyền thống là một mô hình đã hết thời. Biểu hiện của nó là rất nhiều các hãng hàng không quốc gia theo mô hình truyền thống trên toàn thế giới đang làm ăn thua lỗ và phá sản. Những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả nhất là các hãng hàng không giá rẻ và thị trường hàng không giá rẻ đang không ngừng tăng trưởng. Vậy mà không hiểu tại sao hãng hàng không Bamboo Airways lại lựa chọn chiến lược này cho mình.
Tạo ra một thị trường mới như thị trường hàng không cao cấp là thượng sách và đương nhiên đi kèm với một tương lai hứa hẹn thì đó là những rủi ro cũng không hề nhỏ. Gia nhập phân khúc hàng không giá rẻ rồi sau đó tạo sự khác biệt như Vietjet đã từng làm để cạnh tranh với Jetstar trong phân khúc này, đó là trung sách. Còn hạ sách là đi theo con đường của Vietnam Airlines, có thể đạt được tính an toàn về mặt ngắn hạn nhưng lại không giải quyết được vấn đề trong dài hạn. Nếu bạn là người mới gia nhập ngành hàng không thì bạn sẽ lựa chọn giải pháp nào cho doanh nghiệp của mình?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Câu chuyện thương hiệu Xá xị Chương Dương

Nước xá xị mang thương hiệu Chương Dương từ lâu đã là một loại đồ uống có ga rất nổi tiếng ở miền nam Việt Nam. Thương hiệu từng một thời là niềm tự hào của người dân miền nam phải đứng trước những thách thức rất lớn đến từ sự cạnh tranh của những đối thủ ngoại như: Coca-Cola, Pepsi. Trong năm 2017, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và doanh thu cũng bị sụt giảm rất nhiều. Đặc biệt, xá xị là dòng sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp nhưng liên tục bị mất thị phần vào tay các ông lớn khác trong ngành. Theo suy nghĩ thông thường thì mọi người sẽ đổ lỗi cho một đống lí do như: công nghệ lỗi thời, phân phối yếu,...nhưng chắc chắn sẽ không mấy ai nghĩ đến những lí do rất đơn giản nhưng lại mang tầm quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là bao bì và mẫu mã của sản phẩm xá xị Chương Dương. Họ đã mắc phải một lỗi cơ bản trong hoạt động tiếp thị khi thiết kế bao bì, mẫu mã của sản phẩm xá xị quá giống với bao bì của nước ngọt Coca-cola. Thực chất, xá xị là một loại đồ uống được c...

Câu chuyện thương hiệu của những gói mì

Thị trường mì ăn liền của Việt Nam là một thị trường lớn và thu hút sự tham gia của rất nhiều các thương hiệu cả trong và ngoài nước. Đương nhiên là đi cùng với sự màu mỡ của thị trường này là một sự cạnh tranh cực kì khốc liệt đang diễn ra. Để tồn tại được trên thị trường này đã là một điều vô cùng khó khăn và để xây dựng thành công thương hiệu trên thị trường này chắc chắn phải là một cuộc chiến cực kì gian khổ và trường kỳ. Nhưng có những thương hiệu sau khi xây dựng thành công hình ảnh cho mình thì thật đáng tiếc lại không duy trì được và dần đánh mất nó. Có thể ở những thị trường hay những ngành mới thì hình ảnh thương hiệu không quyết định đến doanh số hay sự tồn tại của một doanh nghiệp nhưng đối với những thị trường đã đạt tới sự phát triển đỉnh cao cùng với một chỉ số cạnh tranh khốc liệt thì hình ảnh thương hiệu sẽ quyết định rất lớn đến vận mệnh tương lai của doanh nghiệp. Trên thị trường mì ăn liền ở Việt Nam hiện nay, những thương hiệu đang tồn tại và có chỗ đứng vững chắc...

Bánh mì Việt đủ sức thay thế cho hamburger

Mcdonald và Burger King là hai chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ với món ăn chủ đạo là bánh hamburger. Hai thương hiệu này với bề dày lịch sử hơn nửa thế kỷ của mình đã tung hoành trên thị trường thức ăn nhanh toàn cầu, có hàng trăm nghìn cửa hàng ở khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Với sự nổi tiếng toàn cầu của mình trong lĩnh vực thức ăn nhanh cùng với sức mạnh tài chính của mình, họ đã chinh phục được rất nhiều các thị trường lớn trên thế giới. Nhưng gần đây trên rất nhiều các trang báo đưa tin rằng hai ông lớn trong ngành thức ăn nhanh này đang gặp khó khăn khi kinh doanh ở Việt Nam. Khi mới vào Việt Nam họ đặt ra mục tiêu mở hàng trăm cửa hàng trong vài năm nhưng hiện tại thì mới mở được hơn chục cửa hàng dù đã bỏ ra rất nhiều tiền đầu tư. Tại sao họ chinh phục được rất nhiều thị trường lớn mà lại gặp khó với một thị trường nhỏ như Việt Nam? Điều gì đã cản bước họ trên con đường chiếm lĩnh thị trường Việt? Burger King hay Mcdonald  có một thương hiệu mạnh cùng vớ...