Oppo là một thương hiệu điện thoại của Trung Quốc đã vào thị trường Việt Nam đến nay được 5 năm. Từ một hãng điện thoại gia nhập thị trường muộn thì cho đến nay thị phần của Oppo đã xếp ở vị trí thứ hai, chỉ đứng sau Samsung và vượt qua cả Apple. Đã có rất nhiều bài viết cho rằng chiến lược truyền thông gắn liền với hình ảnh của ca sĩ Sơn Tùng là nguyên nhân của việc Oppo có được thành công như ngày hôm nay. Liệu rằng thành công của thương hiệu Oppo có phải đến từ chàng ca sĩ này?
Có thể nói rằng đó là suy nghĩ của những người không có nền tảng kiến thức về chiến lược truyền thông. Thành công dài hạn của một thương hiệu không bao giờ đến từ một cá nhân hay một mẫu quảng cáo mà nó đến từ việc thương hiệu đó đã xây dựng được một chiến lược truyền thông tốt. Thực chất thì Sơn Tùng nói riêng hay đại sứ thương hiệu nói chung chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Phần chìm của tảng băng trôi này chính là chiến lược truyền thông. Sơn Tùng được coi là đại sứ thương hiệu cho Oppo và đại sứ thương hiệu là một công cụ truyền thông nhằm thể hiện chiến lược truyền thông của một thương hiệu. Thành công của thương hiệu Oppo là nhờ vào việc nó đã xây dựng được một chiến lược truyền thông và triển khai nó một cách bài bản với công cụ truyền thông chiến lược là đại sứ thương hiệu.
Đại sứ của thương hiệu Oppo là Sơn Tùng xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong những chiến dịch truyền thông của Oppo. Thông qua đại sứ thương hiệu là Sơn Tùng, Oppo muốn truyền tải một thông điệp tới khách hàng rằng Oppo là một loại điện thoại dành cho giới trẻ. Chính đối tượng mục tiêu của chiến lược truyền thông này đã quyết định đến người mà họ sử dụng làm đại sứ thương hiệu và đại sứ thương hiệu cũng được xác định ngay từ đầu là một công cụ chiến lược cùng với những công cụ truyền thông khác để nhằm triển khai các chiến dịch truyền thông. Thực chất đây là một kế hoạch truyền thông mà Oppo đã vạch ra rất rõ ràng ngay từ đầu bao gồm từ: đối tượng truyền thông mục tiêu, công cụ truyền thông chiến lược, thông điệp truyền thông đều được xác định một cách rất rõ ràng. Ngay cả từ cái tên cũng được chỉnh sửa cho phù hợp từ Oppo smart phone sang Oppo camera phone. Tại sao cần phải chuyển sang cái tên này? Vì đối tượng truyền thông mục tiêu của Oppo là giới trẻ mà một trong những chức năng được giới trẻ quan tâm nhất hiện nay chính là chức năng selfie vì vậy Oppo đã hi sinh hết việc giới thiệu các chức năng khác để tập trung toàn bộ vào việc truyền thông chức năng selfie của chiếc điện thoại. Và ngay cả cái tên của sản phẩm cũng được thay đổi để phù hợp với chiến lược này của họ.
Việc sau này Oppo không mời Sơn Tùng làm đại sứ thương hiệu nữa cũng chẳng ảnh hưởng gì. Miễn là chiến lược của họ vẫn là tập trung vào đối tượng giới trẻ thì họ hoàn toàn có thể mời một người trẻ khác mới nổi làm đại sứ thương hiệu cho họ. Vì vậy điện thoại Oppo không gắn liền với Sơn Tùng mà nó gắn liền với giới trẻ. Vậy các thương hiệu điện thoại di động khác có nên làm theo Oppo là mời Sơn Tùng làm đại sứ thương hiệu cho mình? Muốn biết được thì đầu tiên cần xác định được bản thân ca sĩ Sơn Tùng đang sở hữu những gì trong tâm trí cộng đồng? Trẻ trung, phong cách,...Và sau đó xem chiến lược truyền thông về sản phẩm của bạn có điểm gì tương đồng với Sơn Tùng không? Nếu không có điểm tương đồng thì chắc chắn chiến dịch truyền thông của bạn sẽ không đạt được hiệu quả cao như Oppo.
Có thể nói rằng đó là suy nghĩ của những người không có nền tảng kiến thức về chiến lược truyền thông. Thành công dài hạn của một thương hiệu không bao giờ đến từ một cá nhân hay một mẫu quảng cáo mà nó đến từ việc thương hiệu đó đã xây dựng được một chiến lược truyền thông tốt. Thực chất thì Sơn Tùng nói riêng hay đại sứ thương hiệu nói chung chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Phần chìm của tảng băng trôi này chính là chiến lược truyền thông. Sơn Tùng được coi là đại sứ thương hiệu cho Oppo và đại sứ thương hiệu là một công cụ truyền thông nhằm thể hiện chiến lược truyền thông của một thương hiệu. Thành công của thương hiệu Oppo là nhờ vào việc nó đã xây dựng được một chiến lược truyền thông và triển khai nó một cách bài bản với công cụ truyền thông chiến lược là đại sứ thương hiệu.
Đại sứ của thương hiệu Oppo là Sơn Tùng xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong những chiến dịch truyền thông của Oppo. Thông qua đại sứ thương hiệu là Sơn Tùng, Oppo muốn truyền tải một thông điệp tới khách hàng rằng Oppo là một loại điện thoại dành cho giới trẻ. Chính đối tượng mục tiêu của chiến lược truyền thông này đã quyết định đến người mà họ sử dụng làm đại sứ thương hiệu và đại sứ thương hiệu cũng được xác định ngay từ đầu là một công cụ chiến lược cùng với những công cụ truyền thông khác để nhằm triển khai các chiến dịch truyền thông. Thực chất đây là một kế hoạch truyền thông mà Oppo đã vạch ra rất rõ ràng ngay từ đầu bao gồm từ: đối tượng truyền thông mục tiêu, công cụ truyền thông chiến lược, thông điệp truyền thông đều được xác định một cách rất rõ ràng. Ngay cả từ cái tên cũng được chỉnh sửa cho phù hợp từ Oppo smart phone sang Oppo camera phone. Tại sao cần phải chuyển sang cái tên này? Vì đối tượng truyền thông mục tiêu của Oppo là giới trẻ mà một trong những chức năng được giới trẻ quan tâm nhất hiện nay chính là chức năng selfie vì vậy Oppo đã hi sinh hết việc giới thiệu các chức năng khác để tập trung toàn bộ vào việc truyền thông chức năng selfie của chiếc điện thoại. Và ngay cả cái tên của sản phẩm cũng được thay đổi để phù hợp với chiến lược này của họ.
Việc sau này Oppo không mời Sơn Tùng làm đại sứ thương hiệu nữa cũng chẳng ảnh hưởng gì. Miễn là chiến lược của họ vẫn là tập trung vào đối tượng giới trẻ thì họ hoàn toàn có thể mời một người trẻ khác mới nổi làm đại sứ thương hiệu cho họ. Vì vậy điện thoại Oppo không gắn liền với Sơn Tùng mà nó gắn liền với giới trẻ. Vậy các thương hiệu điện thoại di động khác có nên làm theo Oppo là mời Sơn Tùng làm đại sứ thương hiệu cho mình? Muốn biết được thì đầu tiên cần xác định được bản thân ca sĩ Sơn Tùng đang sở hữu những gì trong tâm trí cộng đồng? Trẻ trung, phong cách,...Và sau đó xem chiến lược truyền thông về sản phẩm của bạn có điểm gì tương đồng với Sơn Tùng không? Nếu không có điểm tương đồng thì chắc chắn chiến dịch truyền thông của bạn sẽ không đạt được hiệu quả cao như Oppo.
Nhận xét
Đăng nhận xét