Vụ bê bối "Cà phê trộn pin" xảy ra vừa rồi tại Đắk Nông, một trong những vùng được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam đã làm người tiêu dùng cảm thấy hoang mang lo sợ cho chính sức khỏe của họ. Dù biết rằng đây chỉ là hiện tượng "Con sâu làm rầu nồi canh" nhưng nó cũng đã giáng một đòn mạnh vào thương hiệu chung của cà phê Việt Nam mà phải mất đến vài thập kỷ chúng ta mới xây dựng được.
Cái mất lớn nhất của ngành cà phê chính là niềm tin của khách hàng. Biểu hiện của điều này là việc doanh thu của các cửa hàng cà phê đã sụt giảm ngay sau khi vụ bê bối được phanh phui. Để xây dựng được thương hiệu thì việc đầu tiên chính là chiếm được lòng tin. Khi chiếm được lòng tin rồi thì lúc đó quảng cáo tốt về sản phẩm của mình mới có người nghe, mới có người tin và mới có người mua. Thương hiệu được xây dựng nên nhờ rất nhiều vào niềm tin của khách hàng và khi ngành cà phê đã đánh mất niềm tin của khách hàng thì họ cũng sẽ mất luôn thương hiệu mà họ đã phải vất vả xây dựng.
Vụ bê bối này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng chung đến sản lượng bán ra của toàn ngành cà phê. Tổng quy mô thị trường của ngành cà phê sẽ bị thu hẹp lại. Chắc chắn sẽ có một lượng người tiêu dùng chuyển từ uống cà phê sang các sản phẩm thay thế khác như: các loại nước giải khát đóng chai, nước ép...nhưng không phải phần lớn như mọi người vẫn nghĩ. Thực ra việc uống cà phê đối với người Việt Nam đã trở thành một nét văn hóa, đặc biệt là đối với người dân miền nam. Không phải dễ dàng gì để từ bỏ thói quen này, hơn nữa cà phê là một loại thức uống rất đặc biệt, giúp tỉnh táo mà không dễ gì để tìm thấy một sản phẩm thay thế cho nó.
Điều đáng lo ngại nhất là cà phê là một trong số ít ngành mà đã loại bỏ được tâm lí "sính ngoại" của người tiêu dùng, thậm chí cà phê Việt Nam còn là một thương hiệu mạnh khi so sánh với các thương hiệu cà phê nước ngoài. Chỉ sợ rằng sau vụ bê bối này, người tiêu dùng sẽ chọn lựa các thương hiệu cà phê nước ngoài thay cho các thương hiệu cà phê trong nước và có thể chúng ta sẽ khiến cho tâm lí "sính ngoại" có cơ hội trỗi dậy.
Có một điều mà chúng ta cần lưu ý trong câu chuyện "Cà phê trộn pin" này là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của vụ bê bối này là các cửa hàng cà phê nhỏ, các quán cà phê lề đường hay cà phê bán rong. Nhiều người vẫn nghĩ vụ bê bối này là một thách thức lớn với ngành cà phê nhưng sự việc nào cũng có tính hai mặt của nó. Trong khủng hoảng sẽ luôn xuất hiện những cơ hội. Để nhận định nó là cơ hội hay thách thức thì cần phải đứng từ nhiều góc nhìn khác nhau để quan sát và từ đó tận dụng tối đa những cơ hội có được. Vụ bê bối này đúng là một thách thức và nó là thách thức chung của toàn ngành cà phê nhưng nó có thể lại là một cơ hội tốt đối với những thương hiệu mạnh, có uy tín trong ngành.
Đây là một cơ hội rất tốt để xây dựng thương hiệu. Khía cạnh tốt của vụ việc này nằm ở chỗ nó khiến người tiêu dùng bắt đầu thay đổi hành vi từ việc uống cà phê ở các quán vỉa hè, cà phê bán rong sang uống cà phê của những thương hiệu có uy tín để đảm bảo cho chính sức khỏe của mình. Ít nhất thì những thương hiệu này khi làm điều gì họ cũng còn phải nghĩ đến hình ảnh mà họ mất công sức để xây dựng nên cũng như được sự kiểm soát của nhà nước và khi họ có làm điều gì sai trái thì sẽ có nhà nước kiểm tra, xử lý. Và hơn nữa họ có đủ trình độ để nhận biết nguyên liệu đầu vào của họ có phải là hàng chất lượng tốt hay không? Việc sử dụng các sản phẩm có thương hiệu cũng là một quy luật tất yếu trong kinh doanh. Vậy mà có một số ý kiến lại cho rằng nên bỏ thương hiệu khỏi các sản phẩm và "không thương hiệu" sẽ là một xu hướng trong tương lai.
Đây thực sự là một cơ hội để các thương hiệu có thể chiếm được nhiều thị phần hơn. Ngành cà phê hiện giờ đang rất cần một "TH true milk" trong ngành sữa. Một tuyên bố về thuộc tính "sạch" cho một thương hiệu cà phê sẽ đóng vai trò như một liều thuốc an thần cho người tiêu dùng. Một tuyên bố như vậy trong bối cảnh đang xảy ra bê bối cà phê bẩn sẽ giúp tăng tính hiệu quả của thông điệp lên cao hơn so với thông thường.
Một thương hiệu sau khi được xây dựng nên thì nó cần phải được duy trì mà để duy trì một thương hiệu thì yếu tố quan trọng nhất đó chính là duy trì niềm tin của khách hàng với thương hiệu. Khi đánh mất niềm tin, đánh mất thương hiệu thì sẽ không có cơ hội lấy lại được nữa.
Cái mất lớn nhất của ngành cà phê chính là niềm tin của khách hàng. Biểu hiện của điều này là việc doanh thu của các cửa hàng cà phê đã sụt giảm ngay sau khi vụ bê bối được phanh phui. Để xây dựng được thương hiệu thì việc đầu tiên chính là chiếm được lòng tin. Khi chiếm được lòng tin rồi thì lúc đó quảng cáo tốt về sản phẩm của mình mới có người nghe, mới có người tin và mới có người mua. Thương hiệu được xây dựng nên nhờ rất nhiều vào niềm tin của khách hàng và khi ngành cà phê đã đánh mất niềm tin của khách hàng thì họ cũng sẽ mất luôn thương hiệu mà họ đã phải vất vả xây dựng.
Vụ bê bối này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng chung đến sản lượng bán ra của toàn ngành cà phê. Tổng quy mô thị trường của ngành cà phê sẽ bị thu hẹp lại. Chắc chắn sẽ có một lượng người tiêu dùng chuyển từ uống cà phê sang các sản phẩm thay thế khác như: các loại nước giải khát đóng chai, nước ép...nhưng không phải phần lớn như mọi người vẫn nghĩ. Thực ra việc uống cà phê đối với người Việt Nam đã trở thành một nét văn hóa, đặc biệt là đối với người dân miền nam. Không phải dễ dàng gì để từ bỏ thói quen này, hơn nữa cà phê là một loại thức uống rất đặc biệt, giúp tỉnh táo mà không dễ gì để tìm thấy một sản phẩm thay thế cho nó.
Điều đáng lo ngại nhất là cà phê là một trong số ít ngành mà đã loại bỏ được tâm lí "sính ngoại" của người tiêu dùng, thậm chí cà phê Việt Nam còn là một thương hiệu mạnh khi so sánh với các thương hiệu cà phê nước ngoài. Chỉ sợ rằng sau vụ bê bối này, người tiêu dùng sẽ chọn lựa các thương hiệu cà phê nước ngoài thay cho các thương hiệu cà phê trong nước và có thể chúng ta sẽ khiến cho tâm lí "sính ngoại" có cơ hội trỗi dậy.
Có một điều mà chúng ta cần lưu ý trong câu chuyện "Cà phê trộn pin" này là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của vụ bê bối này là các cửa hàng cà phê nhỏ, các quán cà phê lề đường hay cà phê bán rong. Nhiều người vẫn nghĩ vụ bê bối này là một thách thức lớn với ngành cà phê nhưng sự việc nào cũng có tính hai mặt của nó. Trong khủng hoảng sẽ luôn xuất hiện những cơ hội. Để nhận định nó là cơ hội hay thách thức thì cần phải đứng từ nhiều góc nhìn khác nhau để quan sát và từ đó tận dụng tối đa những cơ hội có được. Vụ bê bối này đúng là một thách thức và nó là thách thức chung của toàn ngành cà phê nhưng nó có thể lại là một cơ hội tốt đối với những thương hiệu mạnh, có uy tín trong ngành.
Đây là một cơ hội rất tốt để xây dựng thương hiệu. Khía cạnh tốt của vụ việc này nằm ở chỗ nó khiến người tiêu dùng bắt đầu thay đổi hành vi từ việc uống cà phê ở các quán vỉa hè, cà phê bán rong sang uống cà phê của những thương hiệu có uy tín để đảm bảo cho chính sức khỏe của mình. Ít nhất thì những thương hiệu này khi làm điều gì họ cũng còn phải nghĩ đến hình ảnh mà họ mất công sức để xây dựng nên cũng như được sự kiểm soát của nhà nước và khi họ có làm điều gì sai trái thì sẽ có nhà nước kiểm tra, xử lý. Và hơn nữa họ có đủ trình độ để nhận biết nguyên liệu đầu vào của họ có phải là hàng chất lượng tốt hay không? Việc sử dụng các sản phẩm có thương hiệu cũng là một quy luật tất yếu trong kinh doanh. Vậy mà có một số ý kiến lại cho rằng nên bỏ thương hiệu khỏi các sản phẩm và "không thương hiệu" sẽ là một xu hướng trong tương lai.
Đây thực sự là một cơ hội để các thương hiệu có thể chiếm được nhiều thị phần hơn. Ngành cà phê hiện giờ đang rất cần một "TH true milk" trong ngành sữa. Một tuyên bố về thuộc tính "sạch" cho một thương hiệu cà phê sẽ đóng vai trò như một liều thuốc an thần cho người tiêu dùng. Một tuyên bố như vậy trong bối cảnh đang xảy ra bê bối cà phê bẩn sẽ giúp tăng tính hiệu quả của thông điệp lên cao hơn so với thông thường.
Một thương hiệu sau khi được xây dựng nên thì nó cần phải được duy trì mà để duy trì một thương hiệu thì yếu tố quan trọng nhất đó chính là duy trì niềm tin của khách hàng với thương hiệu. Khi đánh mất niềm tin, đánh mất thương hiệu thì sẽ không có cơ hội lấy lại được nữa.
Nhận xét
Đăng nhận xét