Xu hướng của ngành bán lẻ tại Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của ngành bán lẻ trên thế giới. Do Việt Nam phát triển chậm hơn so với các nước phát triển trên thế giới nên những thứ mà họ đã trải qua cách đây vài thập kỉ thì bây giờ mới tới lượt chúng ta đối mặt. Thực ra, xu hướng của ngành bán lẻ cũng chính là một trong những xu hướng kinh doanh quan trọng nhất hiện nay, đó chính là chuyên môn hóa. Khi mức độ cạnh tranh càng cao thì đòi hỏi sự chuyên môn hóa ngày càng sâu. Mỹ là một quốc gia đạt đến chỉ số siêu cạnh tranh và nó cũng là đất nước mà ở đó tính chuyên môn hóa trong kinh doanh là rất cao, biểu hiện là sự đa dạng và số lượng các ngành nghề là rất lớn.
Ngành bán lẻ cũng vậy, khi nó đạt tới một chỉ số cạnh tranh càng cao thì mức độ chuyên môn hóa của ngành lại càng cao. Tại Mỹ, từ rất nhiều năm trước thì mô hình cửa hàng bách hóa tổng hợp đã bắt đầu tỏ ra yếu thế và các cửa số lượng các hàng bách hóa tổng hợp bắt đầu suy giảm do không cạnh tranh được với các mô hình bán lẻ mới có sự chuyên môn hóa cao hơn. Đến hôm nay thì gần như các cửa hàng bách hóa tổng hợp một thời hoàng kim đã hết thời và phải đóng cửa gần hết. Xu hướng này đang bắt đầu ảnh hưởng đến các nước đang phát triển như chúng ta và biểu hiện mới đây nhất cho xu hướng này đó chính là việc chuỗi cửa hàng bách hóa tổng hợp Parkson của Malaysia đã phải đóng cửa hàng loạt cửa hàng của họ.
Trong thời buổi mà cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt, các cửa hàng theo đuổi mô hình bách hóa tổng hợp sẽ ngày càng tỏ ra yếu thế. Người tiêu dùng luôn muốn mua được sản phẩm tốt nhất và họ phải làm cách nào để có thể so sánh và tìm ra được thương hiệu, sản phẩm tốt nhất giữa một biển mênh mông các thương hiệu và chủng loại sản phẩm? Trong trường hợp này họ cần tìm đến những chuyên gia trong từng lĩnh vực, nơi mà họ có thể tin cậy (ít nhất là đáng tin hơn những gã nghiệp dư) và để giao phó nhiệm vụ tư vấn cho những chuyên gia này. Nếu bạn muốn mua điện thoại liệu rằng bạn muốn mua điện thoại ở những nơi mà bán từ điện thoại cho tới máy tính, thiết bị điện tử hay muốn mua hàng ở chuỗi cửa hàng điện thoại lớn nhất Việt Nam là Thế giới di động? Khi bạn muốn mua các sản phẩm dành cho mẹ và bé, bạn sẽ đến siêu thị bán tất cả mọi thứ hoặc những của hàng bách hóa tổng hợp hay bạn sẽ gửi gắm em bé nhà mình cho những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này là: Kid Plaza và Bibo mart? Và câu trả lời nằm ở vị thế và những thành công mà các chuỗi cửa hàng chuyên doanh này đã đạt được trên thị trường.
Vậy tại sao mọi người lại lựa chọn mua các sản phẩm của các cửa hàng chuyên doanh chứ không phải cửa hàng bách hóa tổng hợp? Vì thứ nhất, các cửa hàng chuyên doanh biến mình trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà họ hoạt động khi chỉ bán một chủng loại hàng hóa. Vậy khái niệm chuyên gia là gì? Chuyên gia là những người được đào tạo chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức chung. Cả đời họ chỉ kinh doanh một loại mặt hàng nên chắc chắn sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm sẽ rất tốt (ít nhất là hơn mấy gã nghiệp dư), vì vậy trong suy nghĩ của khách hàng họ sẽ đem lại một sự tư vấn là tốt nhất. Thứ hai, bởi vì họ chỉ kinh doanh có một chủng loại sản phẩm nên họ sự đa dạng trong mặt hàng của họ là rất lớn và khách hàng thì ai là người mà không thích có nhiều sự lựa chọn thay vì chỉ có một vài sản phẩm.
Vậy nhiều người có thể nghĩ rằng thế trung tâm thương mại cũng bán đủ mọi thứ mà? Đừng hiểu nhầm! Trung tâm thương mại là một hình thức hoàn toàn khác so với cửa hàng bách hóa tổng hợp và cửa hàng chuyên doanh. Dường như nó là sự kết hợp của cả hai khi vừa có tính tổng hợp và vừa có tính chuyên sâu. Thực chất, trung tâm thương mại chỉ là một nơi để tập hợp các doanh nghiệp, các thương hiệu để hợp thành một cái chợ. Trung tâm thương mại không tự mình kinh doanh các sản phẩm như các cửa hàng bách hóa tổng hợp mà nó cho các doanh nghiệp kinh doanh thuê chỗ để bán. Còn mô hình cửa hàng tiện lợi là một ngoại lệ. Cho dù nó bán rất nhiều thứ nhưng nó vẫn phát triển vì hai chữ "tiện lợi". Ngay cả siêu thị cũng theo xu hướng đó khi rất nhiều các siêu thị chuyên doanh được ra đời như: siêu thị điện máy, siêu thị nông sản, siêu thị đồng hồ,...Những thất bại gần đây của các chuỗi siêu thị tổng hợp như: Bách hóa xanh hay Lotte phần nào đã minh chứng cho quy luật này.
Ngành bán lẻ cũng vậy, khi nó đạt tới một chỉ số cạnh tranh càng cao thì mức độ chuyên môn hóa của ngành lại càng cao. Tại Mỹ, từ rất nhiều năm trước thì mô hình cửa hàng bách hóa tổng hợp đã bắt đầu tỏ ra yếu thế và các cửa số lượng các hàng bách hóa tổng hợp bắt đầu suy giảm do không cạnh tranh được với các mô hình bán lẻ mới có sự chuyên môn hóa cao hơn. Đến hôm nay thì gần như các cửa hàng bách hóa tổng hợp một thời hoàng kim đã hết thời và phải đóng cửa gần hết. Xu hướng này đang bắt đầu ảnh hưởng đến các nước đang phát triển như chúng ta và biểu hiện mới đây nhất cho xu hướng này đó chính là việc chuỗi cửa hàng bách hóa tổng hợp Parkson của Malaysia đã phải đóng cửa hàng loạt cửa hàng của họ.
Trong thời buổi mà cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt, các cửa hàng theo đuổi mô hình bách hóa tổng hợp sẽ ngày càng tỏ ra yếu thế. Người tiêu dùng luôn muốn mua được sản phẩm tốt nhất và họ phải làm cách nào để có thể so sánh và tìm ra được thương hiệu, sản phẩm tốt nhất giữa một biển mênh mông các thương hiệu và chủng loại sản phẩm? Trong trường hợp này họ cần tìm đến những chuyên gia trong từng lĩnh vực, nơi mà họ có thể tin cậy (ít nhất là đáng tin hơn những gã nghiệp dư) và để giao phó nhiệm vụ tư vấn cho những chuyên gia này. Nếu bạn muốn mua điện thoại liệu rằng bạn muốn mua điện thoại ở những nơi mà bán từ điện thoại cho tới máy tính, thiết bị điện tử hay muốn mua hàng ở chuỗi cửa hàng điện thoại lớn nhất Việt Nam là Thế giới di động? Khi bạn muốn mua các sản phẩm dành cho mẹ và bé, bạn sẽ đến siêu thị bán tất cả mọi thứ hoặc những của hàng bách hóa tổng hợp hay bạn sẽ gửi gắm em bé nhà mình cho những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này là: Kid Plaza và Bibo mart? Và câu trả lời nằm ở vị thế và những thành công mà các chuỗi cửa hàng chuyên doanh này đã đạt được trên thị trường.
Vậy tại sao mọi người lại lựa chọn mua các sản phẩm của các cửa hàng chuyên doanh chứ không phải cửa hàng bách hóa tổng hợp? Vì thứ nhất, các cửa hàng chuyên doanh biến mình trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà họ hoạt động khi chỉ bán một chủng loại hàng hóa. Vậy khái niệm chuyên gia là gì? Chuyên gia là những người được đào tạo chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức chung. Cả đời họ chỉ kinh doanh một loại mặt hàng nên chắc chắn sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm sẽ rất tốt (ít nhất là hơn mấy gã nghiệp dư), vì vậy trong suy nghĩ của khách hàng họ sẽ đem lại một sự tư vấn là tốt nhất. Thứ hai, bởi vì họ chỉ kinh doanh có một chủng loại sản phẩm nên họ sự đa dạng trong mặt hàng của họ là rất lớn và khách hàng thì ai là người mà không thích có nhiều sự lựa chọn thay vì chỉ có một vài sản phẩm.
Vậy nhiều người có thể nghĩ rằng thế trung tâm thương mại cũng bán đủ mọi thứ mà? Đừng hiểu nhầm! Trung tâm thương mại là một hình thức hoàn toàn khác so với cửa hàng bách hóa tổng hợp và cửa hàng chuyên doanh. Dường như nó là sự kết hợp của cả hai khi vừa có tính tổng hợp và vừa có tính chuyên sâu. Thực chất, trung tâm thương mại chỉ là một nơi để tập hợp các doanh nghiệp, các thương hiệu để hợp thành một cái chợ. Trung tâm thương mại không tự mình kinh doanh các sản phẩm như các cửa hàng bách hóa tổng hợp mà nó cho các doanh nghiệp kinh doanh thuê chỗ để bán. Còn mô hình cửa hàng tiện lợi là một ngoại lệ. Cho dù nó bán rất nhiều thứ nhưng nó vẫn phát triển vì hai chữ "tiện lợi". Ngay cả siêu thị cũng theo xu hướng đó khi rất nhiều các siêu thị chuyên doanh được ra đời như: siêu thị điện máy, siêu thị nông sản, siêu thị đồng hồ,...Những thất bại gần đây của các chuỗi siêu thị tổng hợp như: Bách hóa xanh hay Lotte phần nào đã minh chứng cho quy luật này.
Nhận xét
Đăng nhận xét