Một trong những yếu tố khác nhau cơ bản giữa chiến lược và chiến thuật là chiến lược mang yếu tố dài hạn còn chiến thuật mang yếu tố ngắn hạn. Vậy dài hạn, ngắn hạn cụ thể là bao nhiêu năm? Trong lĩnh vực kinh doanh thì khái niệm ngắn hạn được hiểu là dưới một năm còn dài hạn được hiểu là trên năm năm. Khi bạn có một chiến lược tiếp thị, bạn cần có một cái gì đó để thể hiện chiến lược của mình cho mọi người thấy. Thông điệp truyền thông chính là thứ mà doanh nghiệp sử dụng để truyền tải chiến lược tiếp thị của mình và câu slogan chính là công cụ để thể hiện thông điệp mà bạn muốn truyền tải, giống như việc nếu bạn giàu có và bạn muốn thể hiện sự giàu có đó cho mọi người thấy thì bạn cần phải thể hiện thông điệp mà bạn muốn truyền tải đó thông qua việc mua một chiếc ô tô sang trọng, mặc quần áo hàng hiệu.
Thông điệp truyền thông là sự thể hiện của chiến lược. Vậy chiến lược là một khái niệm mang tính dài hạn thì thông điệp truyền thông của một thương hiệu cũng phải là một khái niệm mang tính dài hạn. Vậy mà rất nhiều thương hiệu không hiểu được điều này và họ thay đổi thông điệp truyền thông như cơm bữa. Cần lưu ý rằng ý nói ở đây không phải là việc thay đổi câu khẩu hiệu vì câu khẩu hiệu chỉ là công cụ để truyền tải thông điệp. Câu khẩu hiệu thì vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể cho phù hợp. Việc bạn thay đổi câu khẩu hiệu giống như việc bạn mua một chiếc Lexus thay để thay thế cho chiếc Mercedes trước đây bạn vẫn sử dụng để thể hiện sự giàu có của mình. Câu khẩu hiệu cũng tương tự như chiếc xe, nó chỉ là hình thức để thể hiện thông điệp muốn truyền tải. Còn nếu như bạn thay đổi thông điệp truyền thông thì lại là chuyện khác. Điều này thể hiện rằng bạn đang thay đổi chiến lược tiếp thị của thương hiệu mà một trong những điều tối kị nhất trong kinh doanh chính là việc thay đổi chiến lược.
Thay đổi chiến lược không thể diễn ra một cách tùy tiện mà nó phải dựa trên căn cứ vào nguồn lực bên trong của doanh nghiệp cũng như sự thay đổi của bối cảnh bên ngoài. Nguyên tắc cơ bản trong quản trị chính là chiến lược chỉ có thể thay đổi khi nguồn lực thay đổi vì một chiến lược sẽ không thể được thực hiện thành công nếu được đặt trên một nguồn lực không phù hợp. Một chiến lược tiếp thị và một thông điệp truyền thông thông thường có thể sẽ gắn bó với thương hiệu hàng thập kỷ và nó không phải một mốt thời trang để có thể tùy tiện thay đổi trong năm tới. Nhắc đến chiến lược thì không bao giờ có khái niệm chiến lược ngắn hạn và nếu bạn nghe thấy một doanh nghiệp hay một ai đó nói rằng họ sẽ xây dựng chiến lược cho năm tới thì có lẽ là họ chưa nắm rõ về khái niệm chiến lược. Vậy nên đừng bao giờ đưa tư tưởng thời trang vào công việc xây dựng chiến lược của bạn nếu không muốn doanh nghiệp của mình gặp rắc rối.
Trong tác phẩm "Tây Du Ký", nhân vật Đường Tăng đóng vai trò như một người lãnh đạo dẫn dắt ba đồ đệ của mình tới được Tây Thiên. Một trong những tố chất quan trọng nhất của Đường Tăng đó là sự kiên định. Dù cho khó khăn, gian khổ đến mấy cũng quyết một lòng đi theo con đường mình đã chọn. Đây cũng là một tố chất cần thiết của người lãnh đạo, đặc biệt là khi đối mặt với vấn đề chiến lược. Hãy cẩn thận với những lãnh đạo luôn muốn đổi mới chiến lược vì cho rằng nó đã quá cũ kĩ và nhàm chán.
Thông điệp truyền thông là sự thể hiện của chiến lược. Vậy chiến lược là một khái niệm mang tính dài hạn thì thông điệp truyền thông của một thương hiệu cũng phải là một khái niệm mang tính dài hạn. Vậy mà rất nhiều thương hiệu không hiểu được điều này và họ thay đổi thông điệp truyền thông như cơm bữa. Cần lưu ý rằng ý nói ở đây không phải là việc thay đổi câu khẩu hiệu vì câu khẩu hiệu chỉ là công cụ để truyền tải thông điệp. Câu khẩu hiệu thì vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể cho phù hợp. Việc bạn thay đổi câu khẩu hiệu giống như việc bạn mua một chiếc Lexus thay để thay thế cho chiếc Mercedes trước đây bạn vẫn sử dụng để thể hiện sự giàu có của mình. Câu khẩu hiệu cũng tương tự như chiếc xe, nó chỉ là hình thức để thể hiện thông điệp muốn truyền tải. Còn nếu như bạn thay đổi thông điệp truyền thông thì lại là chuyện khác. Điều này thể hiện rằng bạn đang thay đổi chiến lược tiếp thị của thương hiệu mà một trong những điều tối kị nhất trong kinh doanh chính là việc thay đổi chiến lược.
Thay đổi chiến lược không thể diễn ra một cách tùy tiện mà nó phải dựa trên căn cứ vào nguồn lực bên trong của doanh nghiệp cũng như sự thay đổi của bối cảnh bên ngoài. Nguyên tắc cơ bản trong quản trị chính là chiến lược chỉ có thể thay đổi khi nguồn lực thay đổi vì một chiến lược sẽ không thể được thực hiện thành công nếu được đặt trên một nguồn lực không phù hợp. Một chiến lược tiếp thị và một thông điệp truyền thông thông thường có thể sẽ gắn bó với thương hiệu hàng thập kỷ và nó không phải một mốt thời trang để có thể tùy tiện thay đổi trong năm tới. Nhắc đến chiến lược thì không bao giờ có khái niệm chiến lược ngắn hạn và nếu bạn nghe thấy một doanh nghiệp hay một ai đó nói rằng họ sẽ xây dựng chiến lược cho năm tới thì có lẽ là họ chưa nắm rõ về khái niệm chiến lược. Vậy nên đừng bao giờ đưa tư tưởng thời trang vào công việc xây dựng chiến lược của bạn nếu không muốn doanh nghiệp của mình gặp rắc rối.
Trong tác phẩm "Tây Du Ký", nhân vật Đường Tăng đóng vai trò như một người lãnh đạo dẫn dắt ba đồ đệ của mình tới được Tây Thiên. Một trong những tố chất quan trọng nhất của Đường Tăng đó là sự kiên định. Dù cho khó khăn, gian khổ đến mấy cũng quyết một lòng đi theo con đường mình đã chọn. Đây cũng là một tố chất cần thiết của người lãnh đạo, đặc biệt là khi đối mặt với vấn đề chiến lược. Hãy cẩn thận với những lãnh đạo luôn muốn đổi mới chiến lược vì cho rằng nó đã quá cũ kĩ và nhàm chán.
Nhận xét
Đăng nhận xét