Trong lĩnh vực thương hiệu, luôn có những ý kiến cho rằng xu hướng xây dựng thương hiệu trong tương lai sẽ là "Xu hướng không thương hiệu", tức là sẽ không phải đặt tên cho sản phẩm của mình. Họ cho rằng những nỗ lực xây dựng thương hiệu đang trở nên thừa thãi, chỉ khiến cho khách hàng thêm đau đầu, mệt mỏi và điều mà khách hàng mong muốn chỉ đơn giản là giá rẻ và chất lượng tốt. Đây là một ý tưởng cực tệ bởi vì nếu thành sự thật, nó sẽ kéo lùi nền kinh tế. Nó đưa thị trường trở về gần như dạng thị trường cạnh tranh hoàn hảo, một thị trường mà ở đó không có thương hiệu, không có cạnh tranh, các sản phẩm gần như là giống hệt nhau và giá cả được quyết định bởi thị trường chứ không phải bởi nhà sản xuất.
Như chúng ta đã biết, cạnh tranh là động lực để thúc đẩy sự phát triển, những quốc gia có mức độ phát triển càng cao thì đó chính là quốc gia có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất. Mỹ là cường quốc kinh tế số một trên thế giới và ở đó, mức độ cạnh tranh cũng đạt tới chỉ số siêu cạnh tranh được biểu hiện bằng sự gia tăng khủng khiếp khoảng cách giàu nghèo. Nếu không có thương hiệu, một doanh nghiệp gần như không thể nào chiếm được một nửa thị phần của một thị trường nào đó trên toàn cầu như các thương hiệu nổi tiếng hiện nay đang làm được. Giá trị của thương hiệu trong một sản phẩm đôi khi có thể chiếm tới một nửa tổng giá trị của sản phẩm, khiến cho giá trị gia tăng của sản phẩm trở nên rất lớn và nó chiếm một phần không hề nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá trị của một thương hiệu lớn tới mức nếu chia một doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu thành công thành hai phần, một phần là thương hiệu và phần còn lại là nhà xưởng , máy móc, thiết bị...thì giá trị thương hiệu có thể lớn hơn nhiều giá trị của phần còn lại.
Bạn hãy thử tưởng tượng xem, nếu bạn là một nhà phát minh ra một sản phẩm mới và sau đó bạn thành lập một doanh nghiệp để bán sản phẩm mà bạn đã phát minh ra mà không có tên thương hiệu. Chắc chắn là chỉ một thời gian sau, trên thị trường sẽ có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng sản xuất sản phẩm mà bạn đã phát minh ra và sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng mất đi lợi thế độc quyền trên thị trường, bạn phải chấp nhận chia sẻ thị trường cho các doanh nghiệp khác cho dù bạn đã phải bỏ bao nhiêu là công sức, tiền bạc ra để nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Xerox là hãng đầu tiên phát minh ra máy photo dùng cho giấy thường nhưng hiện tại, tất cả các hãng khác cũng đều sản xuất máy photo dùng cho giấy thường giống như Xerox. Xerox vẫn giữ vững vị trí nhà sản xuất máy photo lớn nhất trên thế giới dù họ đã không còn lợi thế độc quyền về sản phẩm nhưng cái tên của hãng thì vẫn độc quyền và chính nó đã giúp hãng giữ vững được vị trí hàng đầu của mình.
Những người theo xu hướng không thương hiệu cho rằng những nỗ lực xây dựng thương hiệu đang trở nên không hiệu quả vì khách hàng đang phải tiếp nhận một lượng thông tin quá lớn từ phía doanh nghiệp nhưng rất tiếc là trong xã hội đang bị quá tải về mặt truyền thông như hiện nay thì điều quan trọng nhất để thành công lại là truyền thông. Tuy khách hàng mệt mỏi bởi có quá nhiều thương hiệu để họ lựa chọn nhưng họ lại luôn muốn được lựa chọn và họ rất ghét độc quyền.
Quan điểm cho rằng khách hàng chỉ quan tâm đến chất lượng tốt và giá rẻ là một quan niệm không đúng. Thứ nhất, bạn có thấy một sản phẩm nào mà giá vừa rẻ mà lại vừa được khách hàng đánh giá là chất lượng tốt không? Tiền nào của ấy mới thực sự là suy nghĩ của khách hàng. Thứ hai, bạn có thể làm ra một sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ nhưng bạn chẳng thể nào khiến khách hàng suy nghĩ như vậy. Hơn nữa, chất lượng mà khách hàng thường nhắc tới thực ra chỉ là chất lượng mà họ cảm nhận được thông qua thương hiệu của sản phẩm nên đừng chỉ quan tâm tới chất lượng thực tế của sản phẩm. Đôi khi việc tạo ra cho khách hàng một cảm nhận tốt về chất lượng của sản phẩm thông qua việc xây dựng thương hiệu còn quan trọng hơn là việc áp dụng lý thuyết 6 Sigma trong quản trị chất lượng để tạo ra một sản phẩm không thương hiệu chất lượng cao.
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp không có thương hiệu vẫn tồn tại trên thị trường nhưng sự chênh lệch giá trị giữa những doanh nghiệp không có thương hiệu và có thương hiệu thì chắc ai cũng biết. Những doanh nghiệp không có thương hiệu sẽ không tận dụng được tâm lí đám đông để phát triển việc kinh doanh của họ, không thể truyền thông và không ai nhớ tới vì nếu bạn muốn người khác nhớ tới bạn trước hết bạn cần có một cái tên.
Như chúng ta đã biết, cạnh tranh là động lực để thúc đẩy sự phát triển, những quốc gia có mức độ phát triển càng cao thì đó chính là quốc gia có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất. Mỹ là cường quốc kinh tế số một trên thế giới và ở đó, mức độ cạnh tranh cũng đạt tới chỉ số siêu cạnh tranh được biểu hiện bằng sự gia tăng khủng khiếp khoảng cách giàu nghèo. Nếu không có thương hiệu, một doanh nghiệp gần như không thể nào chiếm được một nửa thị phần của một thị trường nào đó trên toàn cầu như các thương hiệu nổi tiếng hiện nay đang làm được. Giá trị của thương hiệu trong một sản phẩm đôi khi có thể chiếm tới một nửa tổng giá trị của sản phẩm, khiến cho giá trị gia tăng của sản phẩm trở nên rất lớn và nó chiếm một phần không hề nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá trị của một thương hiệu lớn tới mức nếu chia một doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu thành công thành hai phần, một phần là thương hiệu và phần còn lại là nhà xưởng , máy móc, thiết bị...thì giá trị thương hiệu có thể lớn hơn nhiều giá trị của phần còn lại.
Bạn hãy thử tưởng tượng xem, nếu bạn là một nhà phát minh ra một sản phẩm mới và sau đó bạn thành lập một doanh nghiệp để bán sản phẩm mà bạn đã phát minh ra mà không có tên thương hiệu. Chắc chắn là chỉ một thời gian sau, trên thị trường sẽ có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng sản xuất sản phẩm mà bạn đã phát minh ra và sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng mất đi lợi thế độc quyền trên thị trường, bạn phải chấp nhận chia sẻ thị trường cho các doanh nghiệp khác cho dù bạn đã phải bỏ bao nhiêu là công sức, tiền bạc ra để nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Xerox là hãng đầu tiên phát minh ra máy photo dùng cho giấy thường nhưng hiện tại, tất cả các hãng khác cũng đều sản xuất máy photo dùng cho giấy thường giống như Xerox. Xerox vẫn giữ vững vị trí nhà sản xuất máy photo lớn nhất trên thế giới dù họ đã không còn lợi thế độc quyền về sản phẩm nhưng cái tên của hãng thì vẫn độc quyền và chính nó đã giúp hãng giữ vững được vị trí hàng đầu của mình.
Những người theo xu hướng không thương hiệu cho rằng những nỗ lực xây dựng thương hiệu đang trở nên không hiệu quả vì khách hàng đang phải tiếp nhận một lượng thông tin quá lớn từ phía doanh nghiệp nhưng rất tiếc là trong xã hội đang bị quá tải về mặt truyền thông như hiện nay thì điều quan trọng nhất để thành công lại là truyền thông. Tuy khách hàng mệt mỏi bởi có quá nhiều thương hiệu để họ lựa chọn nhưng họ lại luôn muốn được lựa chọn và họ rất ghét độc quyền.
Quan điểm cho rằng khách hàng chỉ quan tâm đến chất lượng tốt và giá rẻ là một quan niệm không đúng. Thứ nhất, bạn có thấy một sản phẩm nào mà giá vừa rẻ mà lại vừa được khách hàng đánh giá là chất lượng tốt không? Tiền nào của ấy mới thực sự là suy nghĩ của khách hàng. Thứ hai, bạn có thể làm ra một sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ nhưng bạn chẳng thể nào khiến khách hàng suy nghĩ như vậy. Hơn nữa, chất lượng mà khách hàng thường nhắc tới thực ra chỉ là chất lượng mà họ cảm nhận được thông qua thương hiệu của sản phẩm nên đừng chỉ quan tâm tới chất lượng thực tế của sản phẩm. Đôi khi việc tạo ra cho khách hàng một cảm nhận tốt về chất lượng của sản phẩm thông qua việc xây dựng thương hiệu còn quan trọng hơn là việc áp dụng lý thuyết 6 Sigma trong quản trị chất lượng để tạo ra một sản phẩm không thương hiệu chất lượng cao.
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp không có thương hiệu vẫn tồn tại trên thị trường nhưng sự chênh lệch giá trị giữa những doanh nghiệp không có thương hiệu và có thương hiệu thì chắc ai cũng biết. Những doanh nghiệp không có thương hiệu sẽ không tận dụng được tâm lí đám đông để phát triển việc kinh doanh của họ, không thể truyền thông và không ai nhớ tới vì nếu bạn muốn người khác nhớ tới bạn trước hết bạn cần có một cái tên.
Nhận xét
Đăng nhận xét