Vietnam Airlines là thương hiệu hàng không quốc gia của Việt Nam và là người thống trị ngành hàng không trong nhiều năm liền. Sau Vietnam Airlines là sự xuất hiện của thương hiệu Jetstar sau khi luật sửa đổi cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không trong nước. Đây là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1991. Tiếp đến là sự xuất hiện của thương hiệu Vietjet Air. Đây cũng là một hãng hàng không giá rẻ và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2009. Tuy Vietjet Air là một thương hiệu ra đời muộn trên thị trường hàng không của Việt Nam nhưng hiện tại đang nắm giữ một thị phần rất lớn. Thị phần Vietjet chỉ ở mức 8% vào năm 2012 còn Vietnam Airlines lên tới 70%. Tuy nhiên, liên tục các năm sau đó, thị phần của họ đã đều đặn tăng trưởng, thị phần đạt 37,1% vào năm 2015 trong khi Vietnam Airlines giảm xuống chỉ còn dưới 47%. Và tính đến năm cuối 2016 thị phần mà họ nắm được là 41%, gần như ngang ngửa với Vietnam Airlines là 42%. Rồi tới năm nay thì họ đã vượt mặt Vietnam Airlines để trở thành hãng hàng không có thị phần lớn nhất Việt Nam.
Vậy bằng cách nào mà một hãng hàng không sinh sau đẻ muộn như Vietjet lại có thể sở hữu một thị phần ngang ngửa và rồi sau đó còn vượt cả người anh cả trong ngành hàng không là Vietnam Airlines? Thường thì người dẫn đầu rất hiếm khi đánh mất vị trí của họ, trừ khi nó bị cạnh tranh bởi một chủng loại sản phẩm mới. Nhiều người cho rằng họ chiến thắng Vietnam Airlines nhờ sở hữu thuộc tính trẻ trung, năng động đối lập với thuộc tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc của Vietnam Airlines. Thực ra việc sở hữu một thuộc tính và tạo nên một bản sắc riêng cho thương hiệu của mình là một điều vô cùng quan trọng, thậm chí nó còn quyết định đến sự tồn tại của một thương hiệu nhưng để chiến thắng kẻ thống trị thì chỉ dựa vào điều đó là chưa đủ. Hơn nữa thương hiệu Vietnam Airlines cũng mang trong mình một bản sắc riêng, thậm chí còn là niềm tự hào của cả dân tộc.
Điều xây dựng nên thành công cho thương hiệu Vietjet như ngày hôm nay chính là việc họ được khách hàng nhận thức như một hãng hàng không giá rẻ hàng đầu chứ không phải hãng hàng không truyền thống như Vietnam Airlines. Họ đã xây dựng thành công một chủng loại dịch vụ mới, đó là dịch vụ hàng không giá rẻ với khẩu hiệu: "Giá rẻ hơn, bay nhiều thêm". Do có nhiều người có nhu cầu đi máy bay mà đi của Vietnam Airlines thì quá đắt. Số lượng người có nhu cầu đi máy bay giá rẻ rất lớn nên khi dịch vụ hàng không giá rẻ ra đời, nó đã nhanh chóng chiếm được một thị phần lớn đến vậy. Có nhiều người sẽ thắc mắc rằng vậy tại sao người dẫn đầu trong dịch vụ hàng không giá rẻ không phải là thương hiệu Jetstar - một thương hiệu xuất hiện trước Vietjet rất lâu mà lại là một hãng đến sau như Vietjet.
Jetstar và Vietjet đều nằm trong phân khúc dịch vụ hàng không giá rẻ và thị phần của Vietjet đã vượt qua Jetstar từ rất lâu là do thương hiệu của Vietjet có bản sắc riêng, đại diện cho sự trẻ trung, năng động còn Jetstar thì mờ nhạt. Còn lí do khiến cho Vietjet có thể vượt qua cả Vietnam Airlines là do sự phát triển của dịch vụ hàng không giá rẻ. Trong một buổi hội thảo, khi được hỏi về lí do tại sao bạn lại chọn Vietjet thì hầu hết mọi người đều nói rằng: "bởi vì nó rẻ".
Đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của hãng hàng không giá rẻ Vietjet thì Vietnam Airlines lại lựa chọn phương án thay đổi để trở nên giống với Vietjet. Họ thay đổi màu sắc đồng phục từ màu xanh sang màu đỏ, rồi cho nhân viên nhảy để trở nên trẻ trung, năng động. Không nên hiểu đây chỉ là một sự thay đổi về quần áo hay hình thức mà đây là cả một sự thay đổi lớn về chiến lược. Họ nên biết rằng việc một thương hiệu từ bỏ chiến lược của mình để chạy theo chiến lược của đối thủ là một điều tối kỵ trong tiếp thị. Lý do mà Vietnam Airlines vẫn giữ được hầu hết thị phần khách nước ngoài một phần là do nó thể hiện được bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam từ bộ áo dài cho đến màu sắc xanh chủ đạo cho tới cử chỉ, lời nói của tiếp viên hàng không, thể hiện đây là một hãng hàng không mang đẳng cấp quốc gia. Nếu không cẩn thận, Vietnam Airlines sẽ đánh mất cả khách trong lẫn ngoài nước. Họ nên hi sinh phân khúc giá rẻ, khách nội địa cho Vietjet để tập trung hơn vào phân khúc cao cấp và những khách hàng nước ngoài.
Vậy bằng cách nào mà một hãng hàng không sinh sau đẻ muộn như Vietjet lại có thể sở hữu một thị phần ngang ngửa và rồi sau đó còn vượt cả người anh cả trong ngành hàng không là Vietnam Airlines? Thường thì người dẫn đầu rất hiếm khi đánh mất vị trí của họ, trừ khi nó bị cạnh tranh bởi một chủng loại sản phẩm mới. Nhiều người cho rằng họ chiến thắng Vietnam Airlines nhờ sở hữu thuộc tính trẻ trung, năng động đối lập với thuộc tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc của Vietnam Airlines. Thực ra việc sở hữu một thuộc tính và tạo nên một bản sắc riêng cho thương hiệu của mình là một điều vô cùng quan trọng, thậm chí nó còn quyết định đến sự tồn tại của một thương hiệu nhưng để chiến thắng kẻ thống trị thì chỉ dựa vào điều đó là chưa đủ. Hơn nữa thương hiệu Vietnam Airlines cũng mang trong mình một bản sắc riêng, thậm chí còn là niềm tự hào của cả dân tộc.
Điều xây dựng nên thành công cho thương hiệu Vietjet như ngày hôm nay chính là việc họ được khách hàng nhận thức như một hãng hàng không giá rẻ hàng đầu chứ không phải hãng hàng không truyền thống như Vietnam Airlines. Họ đã xây dựng thành công một chủng loại dịch vụ mới, đó là dịch vụ hàng không giá rẻ với khẩu hiệu: "Giá rẻ hơn, bay nhiều thêm". Do có nhiều người có nhu cầu đi máy bay mà đi của Vietnam Airlines thì quá đắt. Số lượng người có nhu cầu đi máy bay giá rẻ rất lớn nên khi dịch vụ hàng không giá rẻ ra đời, nó đã nhanh chóng chiếm được một thị phần lớn đến vậy. Có nhiều người sẽ thắc mắc rằng vậy tại sao người dẫn đầu trong dịch vụ hàng không giá rẻ không phải là thương hiệu Jetstar - một thương hiệu xuất hiện trước Vietjet rất lâu mà lại là một hãng đến sau như Vietjet.
Jetstar và Vietjet đều nằm trong phân khúc dịch vụ hàng không giá rẻ và thị phần của Vietjet đã vượt qua Jetstar từ rất lâu là do thương hiệu của Vietjet có bản sắc riêng, đại diện cho sự trẻ trung, năng động còn Jetstar thì mờ nhạt. Còn lí do khiến cho Vietjet có thể vượt qua cả Vietnam Airlines là do sự phát triển của dịch vụ hàng không giá rẻ. Trong một buổi hội thảo, khi được hỏi về lí do tại sao bạn lại chọn Vietjet thì hầu hết mọi người đều nói rằng: "bởi vì nó rẻ".
Đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của hãng hàng không giá rẻ Vietjet thì Vietnam Airlines lại lựa chọn phương án thay đổi để trở nên giống với Vietjet. Họ thay đổi màu sắc đồng phục từ màu xanh sang màu đỏ, rồi cho nhân viên nhảy để trở nên trẻ trung, năng động. Không nên hiểu đây chỉ là một sự thay đổi về quần áo hay hình thức mà đây là cả một sự thay đổi lớn về chiến lược. Họ nên biết rằng việc một thương hiệu từ bỏ chiến lược của mình để chạy theo chiến lược của đối thủ là một điều tối kỵ trong tiếp thị. Lý do mà Vietnam Airlines vẫn giữ được hầu hết thị phần khách nước ngoài một phần là do nó thể hiện được bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam từ bộ áo dài cho đến màu sắc xanh chủ đạo cho tới cử chỉ, lời nói của tiếp viên hàng không, thể hiện đây là một hãng hàng không mang đẳng cấp quốc gia. Nếu không cẩn thận, Vietnam Airlines sẽ đánh mất cả khách trong lẫn ngoài nước. Họ nên hi sinh phân khúc giá rẻ, khách nội địa cho Vietjet để tập trung hơn vào phân khúc cao cấp và những khách hàng nước ngoài.
Nhận xét
Đăng nhận xét