Bphone định vị vào phân khúc cao cấp trong khi được người tiêu dùng nhận thức là một chiếc điện thoại Việt. Một trong những lí do quan trọng dẫn tới sự thất bại của thương hiệu Bphone là do họ được nhận thức là một thương hiệu Việt nhưng chưa bán giá Việt. Đương nhiên không phải cứ sản phẩm của Việt Nam là phải bán giá thấp. Sản phẩm bán giá cao đó sẽ thành công trong trường hợp đó là sản phẩm lợi thế của Việt Nam.
Đâu phải nghiễm nhiên mà một chiếc đồng hồ Rolex được bán với một mức giá khủng như vậy. Nếu Rolex không phải là đồng hồ của một quốc gia với lịch sử sản xuất đồng hồ hàng trăm năm như Thụy Sĩ thì liệu có ai chịu bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua chúng không? Và nếu một chiếc đồng hồ với một mức giá bình thường lại nói rằng mình là đồng hồ Thụy Sĩ thì liệu có ai tin không? Đối với các sản phẩm có lợi thế thì việc xây dựng một phân khúc cao cấp cho sản phẩm đấy sẽ rất thuận lợi. Còn các sản phẩm công nghệ, điện tử thì đấy không phải là thế mạnh của Việt Nam mà lại cùng phân khúc với các nước có thế mạnh như: Nhật Bản, Mỹ thì chắc chắn sẽ gây ra hiệu ứng so sánh cho khách hàng và người mà họ lựa chọn chắc chắn phải là người có thế mạnh hơn.
Khi bạn định vị sản phẩm vào phân khúc giá rẻ thì đừng cố gắng biến mình thành hàng cao cấp chất lượng cao với những câu slogan kiểu như "Hàng Việt Nam được sản xuất bằng công nghệ Nhật Bản" bởi vì giá rẻ như vậy thì công nghệ Nhật ở đâu ra? Còn nếu bạn chọn phương án giá cao với một câu tương tự như trên thì khách hàng sẽ nghĩ rằng nếu giá ngang nhau thì tại sao họ lại phải mua "sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Nhật" mà không phải là "sản phẩm của Nhật".
Thương hiệu tivi Asanzo được nhận thức như một loại tivi Việt Nam và nó đã thành công bởi nó có một mức giá phù hợp với nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu này. Trường hợp của Vinfast cũng tương tự như vậy, nó được nhận thức là hàng Việt Nam nhưng lại định bán với mức giá ngang với một chiếc xe Nhật, xe Mỹ trong khi ngành công nghiệp ô tô của hai quốc gia này đã có hàng trăm năm và chúng ta thì không hề có một lợi thế nào trong ngành công nghiệp ô tô này.
Chỉ có hai cách để có thể lựa chọn, một là sử dụng định vị "ô tô thương hiệu Việt" và bán với một mức giá rẻ, hai là sử dụng định vị mà không dùng tới chỉ dẫn địa lý là Việt Nam và bán ở mức giá cao. Chỉ nên dùng định vị dưới dạng chỉ dẫn địa lý khi nó có lợi thế trong ngành đó, chẳng hạn như: đồng hồ Thụy Sỹ, ô tô Nhật, Vang Pháp hoặc không thì phải bán sản phẩm với giá thấp, ít nhất là phải thấp hơn các nước có lợi thế trong ngành. Thực tế vào những năm sáu mươi của thế kỉ trước, khi Hàn Quốc bắt đầu những bước chập chững xây dựng nền công nghiệp ô tô cho nước mình thì các doanh nghiệp ô tô hàng đầu của Hàn Quốc như: KIA, Hyundai đều hướng tới sản xuất các loại ô tô bình dân.
Đâu phải nghiễm nhiên mà một chiếc đồng hồ Rolex được bán với một mức giá khủng như vậy. Nếu Rolex không phải là đồng hồ của một quốc gia với lịch sử sản xuất đồng hồ hàng trăm năm như Thụy Sĩ thì liệu có ai chịu bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua chúng không? Và nếu một chiếc đồng hồ với một mức giá bình thường lại nói rằng mình là đồng hồ Thụy Sĩ thì liệu có ai tin không? Đối với các sản phẩm có lợi thế thì việc xây dựng một phân khúc cao cấp cho sản phẩm đấy sẽ rất thuận lợi. Còn các sản phẩm công nghệ, điện tử thì đấy không phải là thế mạnh của Việt Nam mà lại cùng phân khúc với các nước có thế mạnh như: Nhật Bản, Mỹ thì chắc chắn sẽ gây ra hiệu ứng so sánh cho khách hàng và người mà họ lựa chọn chắc chắn phải là người có thế mạnh hơn.
Khi bạn định vị sản phẩm vào phân khúc giá rẻ thì đừng cố gắng biến mình thành hàng cao cấp chất lượng cao với những câu slogan kiểu như "Hàng Việt Nam được sản xuất bằng công nghệ Nhật Bản" bởi vì giá rẻ như vậy thì công nghệ Nhật ở đâu ra? Còn nếu bạn chọn phương án giá cao với một câu tương tự như trên thì khách hàng sẽ nghĩ rằng nếu giá ngang nhau thì tại sao họ lại phải mua "sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Nhật" mà không phải là "sản phẩm của Nhật".
Thương hiệu tivi Asanzo được nhận thức như một loại tivi Việt Nam và nó đã thành công bởi nó có một mức giá phù hợp với nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu này. Trường hợp của Vinfast cũng tương tự như vậy, nó được nhận thức là hàng Việt Nam nhưng lại định bán với mức giá ngang với một chiếc xe Nhật, xe Mỹ trong khi ngành công nghiệp ô tô của hai quốc gia này đã có hàng trăm năm và chúng ta thì không hề có một lợi thế nào trong ngành công nghiệp ô tô này.
Chỉ có hai cách để có thể lựa chọn, một là sử dụng định vị "ô tô thương hiệu Việt" và bán với một mức giá rẻ, hai là sử dụng định vị mà không dùng tới chỉ dẫn địa lý là Việt Nam và bán ở mức giá cao. Chỉ nên dùng định vị dưới dạng chỉ dẫn địa lý khi nó có lợi thế trong ngành đó, chẳng hạn như: đồng hồ Thụy Sỹ, ô tô Nhật, Vang Pháp hoặc không thì phải bán sản phẩm với giá thấp, ít nhất là phải thấp hơn các nước có lợi thế trong ngành. Thực tế vào những năm sáu mươi của thế kỉ trước, khi Hàn Quốc bắt đầu những bước chập chững xây dựng nền công nghiệp ô tô cho nước mình thì các doanh nghiệp ô tô hàng đầu của Hàn Quốc như: KIA, Hyundai đều hướng tới sản xuất các loại ô tô bình dân.
Nhận xét
Đăng nhận xét