Điều tạo dựng nên thương hiệu Tiki
Điều tạo dựng nên một thương hiệu Tiki thành công của Việt Nam cũng là điều tạo dựng nên sự thành công cho thương Amazon của Mỹ. Khi mới thành lập, Amazon được biết đến như một hiệu sách trực tuyến. Người sáng lập ra Amazon là Jeff Bezos sau khi tìm hiểu về các mặt hàng có thể bán trên Internet đã quyết định lựa chọn mặt hàng sách và biến Amazon trở thành một hiệu sách trực tuyến. Đây chính là chiến lược quan trọng tạo nên thành công ban đầu cho Amazon và nó cũng tựa như một "đòn bẩy thương hiệu" để tạo nên một thương hiệu bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới như bây giờ.
Thay vì bán tất cả mọi thứ cùng một lúc khi mới đưa thương hiệu Amazon ra thị trường thì nhà sáng lập đã chỉ tập trung vào bán một mặt hàng, đó là sách. Họ đã thành công với sách đến mức Amazon được coi là cửa hiệu sách lớn nhất của trái đất với hàng triệu đầu sách trong danh mục của mình chỉ trong vài năm. Kể từ đó Amazon luôn được người tiêu dùng nhận thức là một cửa hiệu sách trực tuyến cho dù họ đã bắt đầu bán thêm cả những mặt hàng khác.
Trường hợp của hiệu sách trực tuyến Tiki cũng vậy. Trong khi hầu hết các nhà bán lẻ trực tuyến bán rất nhiều các mặt hàng thì Tiki lại chỉ bán duy nhất mặt hàng sách, vì vậy thương hiệu này đã tạo ra được một sự liên tưởng rất mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng và điều này đã tạo dựng nên một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến của Việt Nam.
Thay vì bán tất cả mọi thứ cùng một lúc khi mới đưa thương hiệu Amazon ra thị trường thì nhà sáng lập đã chỉ tập trung vào bán một mặt hàng, đó là sách. Họ đã thành công với sách đến mức Amazon được coi là cửa hiệu sách lớn nhất của trái đất với hàng triệu đầu sách trong danh mục của mình chỉ trong vài năm. Kể từ đó Amazon luôn được người tiêu dùng nhận thức là một cửa hiệu sách trực tuyến cho dù họ đã bắt đầu bán thêm cả những mặt hàng khác.
Trường hợp của hiệu sách trực tuyến Tiki cũng vậy. Trong khi hầu hết các nhà bán lẻ trực tuyến bán rất nhiều các mặt hàng thì Tiki lại chỉ bán duy nhất mặt hàng sách, vì vậy thương hiệu này đã tạo ra được một sự liên tưởng rất mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng và điều này đã tạo dựng nên một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến của Việt Nam.
Tương lai của Tiki
Theo như câu chuyện của Amazon thì có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng Tiki nên làm giống như Amazon là từng bước đa dạng hóa các mặt hàng, bán thêm nhiều các dòng sản phẩm khác để trở thành một nhà bách hóa tổng hợp trực tuyến nhưng có lẽ câu chuyện của Tiki sẽ không giống với Amazon. Đừng nghĩ rằng Amazon đã thành công trong trong quá khứ thì ở hiện tại nếu làm giống họ thì mình cũng sẽ trở nên thành công như vậy bởi vì hiện tượng không quan trọng mà bối cảnh xảy ra hiện tượng mới là vấn đề quyết định. Ở bối cảnh của Amazon trước đây thì đa dạng hóa, bán đủ mọi thứ khiến cho họ thành công nhưng còn hiện tại ở Việt Nam thì sao? Ta cần phải xem xét, phân tích bối cảnh chứ không phải tập trung vào hiện tượng.
Amazon chính thức hoạt động như một thương hiệu bán sách trực tuyến vào năm 1995 và chỉ sau bốn năm họ đã đạt được thành công rất lớn và bắt đầu đa dạng hóa danh mục của mình. Bối cảnh lúc đó là không có nhiều thương hiệu bán lẻ trực tuyến nổi tiếng và bản thân ngành bán lẻ trực tuyến cũng chưa phát triển mạnh mà Amazon nhờ sự tập trung vào việc bán sách đã gây dựng cho mình một thương hiệu mạnh trong tâm trí người tiêu dùng, tiếp đó là cộng thêm sự phát triển như vũ bão của thương mại điện tử trong những năm gần đây đưa họ trở thành nhà bán lẻ trực tuyến số một thế giới. Còn bối cảnh hiện tại ở Việt Nam, thương mại điện tử đã quá phát triển và thương hiệu Lazada được biết đến là một cửa hàng bách hóa tổng hợp trực tuyến lớn nhất Việt Nam nên sẽ không còn cơ hội cho các thương hiệu khác muốn chiếm lấy vị trí này.
Chiến lược sắp tới của Tiki là họ sẽ mở thêm dịch vụ bán vé máy bay và bán bảo hiểm vào cuối năm nay. Có lẽ trong tương lai, hướng đi của họ là trở thành một cửa hàng bách hóa tổng hợp trực tuyến giống như Lazada, hơn nữa gần đây họ còn cung cấp dịch vụ theo kiểu qua một doanh nghiệp khác chứ không trực tiếp bán. Tất cả những động thái này đang khiến cho họ giống với Lazada và rất nhiều trang thương mại điện tử khác và những điều này có lẽ không phải là một ý tưởng hay trong cạnh tranh.
Khi muốn chiến thắng một đối thủ mạnh hơn mình thì điều quan trọng nhất là việc xử lý nguồn lực, đó là nguồn lực cần phải được tập trung vào một điểm. Nếu Tiki tập trung toàn bộ vào bảo vệ thị trường sách trực tuyến của mình thì sẽ rất khó để các thương hiệu khác có thể chiếm lĩnh được. Chiến lược để Tiki đối đầu với Lazada hay sự xâm nhập của các ông lớn là Amazon hay Alibaba là hãy cố gắng bảo vệ những gì mình đang có, tập trung vào lĩnh vực mà mình giỏi nhất từ trước tới nay, đó là bán sách. Hãy cố gắng biến mình trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình và đừng để mất đi vị trí chuyên gia đó bằng việc sa đà vào mở rộng danh mục sản phẩm. Khi đã trở thành một chuyên gia thực thụ thì việc bị đánh bại bởi những thương hiệu bách hóa tổng hợp là điều gần như không thể. Khi bạn muốn khám mắt hay khám răng, bạn sẽ đến những phòng khám chuyên về mắt, chuyên về răng hay đến những phòng khám đa khoa, tổng hợp? Và câu trả lời của bạn là lí do khiến rất nhiều các phòng khám đa khoa đang phải đóng cửa.
Amazon chính thức hoạt động như một thương hiệu bán sách trực tuyến vào năm 1995 và chỉ sau bốn năm họ đã đạt được thành công rất lớn và bắt đầu đa dạng hóa danh mục của mình. Bối cảnh lúc đó là không có nhiều thương hiệu bán lẻ trực tuyến nổi tiếng và bản thân ngành bán lẻ trực tuyến cũng chưa phát triển mạnh mà Amazon nhờ sự tập trung vào việc bán sách đã gây dựng cho mình một thương hiệu mạnh trong tâm trí người tiêu dùng, tiếp đó là cộng thêm sự phát triển như vũ bão của thương mại điện tử trong những năm gần đây đưa họ trở thành nhà bán lẻ trực tuyến số một thế giới. Còn bối cảnh hiện tại ở Việt Nam, thương mại điện tử đã quá phát triển và thương hiệu Lazada được biết đến là một cửa hàng bách hóa tổng hợp trực tuyến lớn nhất Việt Nam nên sẽ không còn cơ hội cho các thương hiệu khác muốn chiếm lấy vị trí này.
Chiến lược sắp tới của Tiki là họ sẽ mở thêm dịch vụ bán vé máy bay và bán bảo hiểm vào cuối năm nay. Có lẽ trong tương lai, hướng đi của họ là trở thành một cửa hàng bách hóa tổng hợp trực tuyến giống như Lazada, hơn nữa gần đây họ còn cung cấp dịch vụ theo kiểu qua một doanh nghiệp khác chứ không trực tiếp bán. Tất cả những động thái này đang khiến cho họ giống với Lazada và rất nhiều trang thương mại điện tử khác và những điều này có lẽ không phải là một ý tưởng hay trong cạnh tranh.
Khi muốn chiến thắng một đối thủ mạnh hơn mình thì điều quan trọng nhất là việc xử lý nguồn lực, đó là nguồn lực cần phải được tập trung vào một điểm. Nếu Tiki tập trung toàn bộ vào bảo vệ thị trường sách trực tuyến của mình thì sẽ rất khó để các thương hiệu khác có thể chiếm lĩnh được. Chiến lược để Tiki đối đầu với Lazada hay sự xâm nhập của các ông lớn là Amazon hay Alibaba là hãy cố gắng bảo vệ những gì mình đang có, tập trung vào lĩnh vực mà mình giỏi nhất từ trước tới nay, đó là bán sách. Hãy cố gắng biến mình trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình và đừng để mất đi vị trí chuyên gia đó bằng việc sa đà vào mở rộng danh mục sản phẩm. Khi đã trở thành một chuyên gia thực thụ thì việc bị đánh bại bởi những thương hiệu bách hóa tổng hợp là điều gần như không thể. Khi bạn muốn khám mắt hay khám răng, bạn sẽ đến những phòng khám chuyên về mắt, chuyên về răng hay đến những phòng khám đa khoa, tổng hợp? Và câu trả lời của bạn là lí do khiến rất nhiều các phòng khám đa khoa đang phải đóng cửa.
Nhận xét
Đăng nhận xét