Có rất nhiều ý kiến cho rằng muốn vực dậy những thương hiệu Việt đã chết hoặc đang sống lay lắt thì cần phải đánh vào lòng trắc ẩn của người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là tận dụng những hoài niệm mà người tiêu dùng đã từng có đối với thương hiệu để giúp cho thương hiệu lại một lần nữa sống dậy trong tâm trí khách hàng. Ý tưởng này dường như đang được đề cao quá mức về mặt hiệu quả của việc sử dụng lòng trắc ẩn đối với việc vực dậy một thương hiệu đã suy tàn. Đây là một ý tưởng có tính "sến sẩm" được tạo ra bởi những người mê phim Hàn Quốc.
Chúng không hề thực tế một chút nào và đã gây ra không ít hậu quả cho những thương hiệu sử dụng những ý tưởng này. Khách hàng không mua hàng vì lòng trắc ẩn mà họ chỉ dựa vào lợi ích, lợi ích và lợi ích. Liệu rằng có ai sẽ chấp nhận đánh đổi và hi sinh lợi ích cá nhân của mình không? Hãy nhìn xem chính bản thân những người đưa ra những ý tưởng này, những người đang kêu gọi lòng trắc ẩn xem họ đang sử dụng những sản phẩm nào? Những sản phẩm của những thương hiệu đã bị lỗi thời hay những sản phẩm của những thương hiệu đang nổi.
Một thương hiệu thực chất cũng giống như một con người. Trong cuộc sống, cho dù bạn có là ai đi nữa từ vua chúa ngày xưa, tổng thống hay quan chức cho đến dân thường thì đều không thoát khỏi một quy luật căn bản của cuộc đời này, đó là cái chết. Thương hiệu cũng tương tự như vậy, dù cho nó là một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu với bề dày lịch sử hàng trăm năm thì rồi cũng sẽ có một ngày nó sẽ phải ra đi để nhường chỗ cho những thế hệ thương hiệu mới cũng như việc thế hệ trẻ tuổi sẽ thay thế thế hệ già. Tại sao mọi người coi cái chết của một con người là một điều hiển nhiên mà lại không coi đó là một điều hiển nhiên với một thương hiệu? Tại sao mọi hầu hết mọi người cho rằng sẽ là bất khả thi khi trong việc làm một người chết sống lại trong khi họ lại cho rằng sẽ là khả thi nếu muốn vực dậy một thương hiệu đã chết? Gần đây đã cũng đã có một vài lời tuyên bố về việc sẽ có lúc khoa học công nghệ có thể làm cho một người đã chết sống lại trong tình trạng được bảo quản ở nhiệt độ rất thấp. Nhưng các chuyên gia y học cho rằng điều đó gần như là hoang tưởng vì trong quá trình thi thể được bảo quản ở nhiệt độ thấp thì các bộ phận như não, thận chắc chắn sẽ bị tổn thương mà không thể phục hồi lại nguyên trạng. Họ ví việc này như việc muốn biến một quả trứng đã được ốp la thành quả trứng sống.
Chúng ta thường nghe những câu như: chúng ta cần phải đầu tư vào thế hệ trẻ chứ có ai lại nói rằng chúng ta cần đầu tư cho thế hệ già. Một doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài thì cần phải biết chấp nhận từ bỏ những sản phẩm, thương hiệu đã suy yếu để đầu tư phát triển những thế hệ thương hiệu mới. Cuối cùng, bản thân ý tưởng làm sống lại một thương hiệu đã chết hoặc đang hấp hối là một ý tưởng không tốt và trong trường hợp nếu bạn nhất định làm điều đó thì việc sử dụng phương tiện "lòng trắc ẩn" để thực hiện lại càng là một ý tưởng tệ.
Chúng không hề thực tế một chút nào và đã gây ra không ít hậu quả cho những thương hiệu sử dụng những ý tưởng này. Khách hàng không mua hàng vì lòng trắc ẩn mà họ chỉ dựa vào lợi ích, lợi ích và lợi ích. Liệu rằng có ai sẽ chấp nhận đánh đổi và hi sinh lợi ích cá nhân của mình không? Hãy nhìn xem chính bản thân những người đưa ra những ý tưởng này, những người đang kêu gọi lòng trắc ẩn xem họ đang sử dụng những sản phẩm nào? Những sản phẩm của những thương hiệu đã bị lỗi thời hay những sản phẩm của những thương hiệu đang nổi.
Một thương hiệu thực chất cũng giống như một con người. Trong cuộc sống, cho dù bạn có là ai đi nữa từ vua chúa ngày xưa, tổng thống hay quan chức cho đến dân thường thì đều không thoát khỏi một quy luật căn bản của cuộc đời này, đó là cái chết. Thương hiệu cũng tương tự như vậy, dù cho nó là một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu với bề dày lịch sử hàng trăm năm thì rồi cũng sẽ có một ngày nó sẽ phải ra đi để nhường chỗ cho những thế hệ thương hiệu mới cũng như việc thế hệ trẻ tuổi sẽ thay thế thế hệ già. Tại sao mọi người coi cái chết của một con người là một điều hiển nhiên mà lại không coi đó là một điều hiển nhiên với một thương hiệu? Tại sao mọi hầu hết mọi người cho rằng sẽ là bất khả thi khi trong việc làm một người chết sống lại trong khi họ lại cho rằng sẽ là khả thi nếu muốn vực dậy một thương hiệu đã chết? Gần đây đã cũng đã có một vài lời tuyên bố về việc sẽ có lúc khoa học công nghệ có thể làm cho một người đã chết sống lại trong tình trạng được bảo quản ở nhiệt độ rất thấp. Nhưng các chuyên gia y học cho rằng điều đó gần như là hoang tưởng vì trong quá trình thi thể được bảo quản ở nhiệt độ thấp thì các bộ phận như não, thận chắc chắn sẽ bị tổn thương mà không thể phục hồi lại nguyên trạng. Họ ví việc này như việc muốn biến một quả trứng đã được ốp la thành quả trứng sống.
Chúng ta thường nghe những câu như: chúng ta cần phải đầu tư vào thế hệ trẻ chứ có ai lại nói rằng chúng ta cần đầu tư cho thế hệ già. Một doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài thì cần phải biết chấp nhận từ bỏ những sản phẩm, thương hiệu đã suy yếu để đầu tư phát triển những thế hệ thương hiệu mới. Cuối cùng, bản thân ý tưởng làm sống lại một thương hiệu đã chết hoặc đang hấp hối là một ý tưởng không tốt và trong trường hợp nếu bạn nhất định làm điều đó thì việc sử dụng phương tiện "lòng trắc ẩn" để thực hiện lại càng là một ý tưởng tệ.
Nhận xét
Đăng nhận xét