Cuộc chiến với các thương hiệu nước ngoài
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay thì việc các thương hiệu nước ngoài đồng loạt đổ bộ vào thị trường Việt Nam là điều đã, đang, và sẽ xảy ra. Rất nhiều các thương hiệu trong số này là những tập đoàn đa quốc gia và có tiềm lực rất mạnh, họ đã tung hoành ở rất nhiều thị trường của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy các thương hiệu Việt Nam tuyệt đối không được coi thường và cần phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho những cuộc chiến khốc liệt với những thương hiệu nước ngoài đã hoặc chuẩn bị tiến vào thị trường Việt Nam. Trong cuộc chiến này, bên cạnh những thương hiệu cạnh tranh thất bại do không nhận thức được xu thế thay đổi cũng như đưa ra những chiến lược cạnh tranh không hiệu quả thì có một số thương hiệu đã đạt được thành công nhờ tìm được một con đường đi đúng đắn, đôi khi rất âm thầm nhưng lại tạo nên những sự đột phá như thương hiệu tivi Asanzo và thương hiệu bột giặt Aba.
Sự vươn lên của các thương hiệu Việt
Trong năm 2017, chúng ta đã được chứng kiến một số thương hiệu Việt đã thành công trước sự cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu nước ngoài nhờ có một chiến lược cạnh tranh đúng đắn. Điển hình trong số đó chính là thương hiệu tivi Asanzo và thương hiệu bột giặt Aba. Hai thương hiệu này đã đúng đắn khi không lựa chọn tư tưởng đối đầu trực tiếp với các thương hiệu nước ngoài. Các thương hiệu tivi nước ngoài như: Samsung, LG của Hàn Quốc hay các thương hiệu bột giặt như: Tide, OMO là những thương hiệu nổi tiếng và đã xuất hiện rất nhiều năm tại thị trường Việt Nam. Họ là những tập đoàn đa quốc gia với quy mô tài chính, trình độ quản trị, sức mạnh thị trường rất lớn, hơn nữa họ đã là kẻ thống trị trong suốt rất nhiều năm trên thị trường tivi và bột giặt nên sẽ chẳng lấy làm khôn ngoan gì khi lựa chọn chiến lược đối đầu cạnh tranh trực tiếp với họ.
Nhiều thương hiệu mới ra đời mang trong mình một tinh thần tự hào dân tộc, một khí thế sục sôi tuyên bố quyết tâm đánh bại các thương hiệu nước ngoài nhưng đó là một hành động mang đầy tính cảm xúc mà kinh doanh thì cần phải ra quyết định dựa trên sự phân tích chứ không phải cứ có tinh thần là thành công. Tinh thần đó có lẽ cần thiết hơn trong thời chiến tranh chống xâm lược chứ không phải thời đại hiện tại vì nếu bị xâm chiếm về lãnh thổ đương nhiên chúng ta không thể để mất một tấc đất, lựa chọn duy nhất là bằng mọi giá phải quyết tâm chống trả, đánh đuổi giặc còn giờ đây là chúng ta đang bị xâm chiếm về mặt kinh tế nên chống trả và đánh đuổi không còn là lựa chọn duy nhất nữa mà nhiều khi nó còn là giải pháp rất tệ nếu chúng ta không nhận định được chính xác sức mạnh của doanh nghiệp cũng như thương hiệu của mình trên thị trường.
Asanzo và Aba đã định vị được chính xác vị thế của mình trên thị trường là những thương hiệu mới ra đời với thị phần thấp, quy mô vừa và nhỏ nên thay vì lựa chọn đối đầu trực tiếp họ đã tập trung âm thầm chiếm lấy một thị trường mà các thương hiệu lớn hay bỏ qua hoặc xem nhẹ, đó chính là thị trường nông thôn. Kết quả là chỉ sau ba năm Asanzo đã chiếm được 13% thị phần của ngành tivi ở Việt Nam còn Aba cũng đứng vị trí thứ ba với 7% thị phần trong ngành bột giặt vốn cạnh tranh cực kì khốc liệt. Thành công này của họ đầu tiên đến từ việc họ đã bỏ qua các thị trường béo bở khác để tập trung vào khai phá thị trường nông thôn cùng với đó là việc tạo ra yếu tố bất ngờ khi Asanzo chiếm thị trường ở nông thôn một cách rất âm thầm, không hề khoa trương hay gây sự chú ý và nhờ đó mà họ tránh được những cú phản đòn từ các thương hiệu lớn.
Nhiều thương hiệu mới ra đời mang trong mình một tinh thần tự hào dân tộc, một khí thế sục sôi tuyên bố quyết tâm đánh bại các thương hiệu nước ngoài nhưng đó là một hành động mang đầy tính cảm xúc mà kinh doanh thì cần phải ra quyết định dựa trên sự phân tích chứ không phải cứ có tinh thần là thành công. Tinh thần đó có lẽ cần thiết hơn trong thời chiến tranh chống xâm lược chứ không phải thời đại hiện tại vì nếu bị xâm chiếm về lãnh thổ đương nhiên chúng ta không thể để mất một tấc đất, lựa chọn duy nhất là bằng mọi giá phải quyết tâm chống trả, đánh đuổi giặc còn giờ đây là chúng ta đang bị xâm chiếm về mặt kinh tế nên chống trả và đánh đuổi không còn là lựa chọn duy nhất nữa mà nhiều khi nó còn là giải pháp rất tệ nếu chúng ta không nhận định được chính xác sức mạnh của doanh nghiệp cũng như thương hiệu của mình trên thị trường.
Asanzo và Aba đã định vị được chính xác vị thế của mình trên thị trường là những thương hiệu mới ra đời với thị phần thấp, quy mô vừa và nhỏ nên thay vì lựa chọn đối đầu trực tiếp họ đã tập trung âm thầm chiếm lấy một thị trường mà các thương hiệu lớn hay bỏ qua hoặc xem nhẹ, đó chính là thị trường nông thôn. Kết quả là chỉ sau ba năm Asanzo đã chiếm được 13% thị phần của ngành tivi ở Việt Nam còn Aba cũng đứng vị trí thứ ba với 7% thị phần trong ngành bột giặt vốn cạnh tranh cực kì khốc liệt. Thành công này của họ đầu tiên đến từ việc họ đã bỏ qua các thị trường béo bở khác để tập trung vào khai phá thị trường nông thôn cùng với đó là việc tạo ra yếu tố bất ngờ khi Asanzo chiếm thị trường ở nông thôn một cách rất âm thầm, không hề khoa trương hay gây sự chú ý và nhờ đó mà họ tránh được những cú phản đòn từ các thương hiệu lớn.
Tầm quan trọng của thị trường nông thôn
Thị trường nông thôn hay bất cứ thị trường ngách nào đều như một chiếc bàn đạp cho thương hiệu nhỏ trên thị trường lấy đà và sau đó vươn ra thị trường rộng lớn và điều này giống như một chiếc đường băng để cho máy bay lấy đà và sau đó thì mới cất cánh lên cao được. Nó giống như một cái góc để cho thương hiệu có thể núp hay nép vào đó nhằm tránh được sự tấn công của những đối thủ mạnh. Wall mart khởi đầu công việc kinh doanh của họ ở một vùng quê nơi mà nhà sáng lập của họ sinh sống ở đó và nó như một góc để họ núp vào để tránh sự cạnh tranh của các chuỗi bán lẻ khổng lồ như Kmart, nó cũng như một chiếc bàn đạp để họ vươn tới nắm hầu hết thị phần bán lẻ của Mỹ rồi sau đó là vươn ra toàn thế giới. Vì vậy thị trường nông thôn là một lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các thương hiệu mới đang phải đối mặt trước sự cạnh tranh của những ông lớn trong ngành.
Nhận xét
Đăng nhận xét