Chuyển đến nội dung chính

Thời trang Việt trước đối thủ ngoại

Sự đổ bộ của các thương hiệu bán lẻ thời trang nước ngoài
Mới đây, hai hãng bán lẻ thời trang quốc tế là Zara và H&M đã chính thức đổ bộ vào thị trường bán lẻ thời trang Việt Nam. Đây là hai thương hiệu bán lẻ thời trang đa quốc gia đã và đang làm mưa làm gió ở thị trường châu Âu, châu Mỹ và cả châu Á. Hai thương này đều có lịch sử gần nửa thế kỷ và được coi là những hãng "thời trang nhanh" hay "thời trang mì ăn liền" dành cho nhiều đối tượng khách hàng. Nhờ danh tiếng đã tạo dựng được trên toàn cầu của mình nên kể cả trước khi hai hãng bán lẻ thời trang này đổ bộ vào thị trường thì giới trẻ Việt Nam đã biết đến hai thương hiệu này. Vậy nên khi chính thức vào Việt Nam thì họ được giới trẻ Việt Nam đón nhận rất nồng nhiệt và điều này cũng không khỏi gây lo ngại cho những nhà bán lẻ thời trang của Việt Nam. Các hãng bán lẻ thời trang Việt cũng đang trên con đường tìm ra chiến lược đúng đắn để đối phó với những ông lớn trong ngành bán lẻ thời trang này. Vậy tư tưởng chiến lược nào là phù hợp?
Lầm tưởng và những chiến lược không tốt
Một trong những lầm tưởng sai lầm của các doanh nghiệp khi đối mặt với các thương hiệu đa quốc gia là họ cho rằng họ nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người Việt tốt hơn các doanh nghiệp đa quốc gia. Đầu tiên là họ dựa vào đâu để có thể khẳng định một cách chắc nịch rằng họ nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người Việt tốt hơn. Đâu cứ phải là người Việt là nắm bắt tốt nhu cầu của người Việt. Bằng chứng là chúng ta bị thua rất nhiều trên sân nhà bởi những người hàng xóm chẳng đâu xa lạ như Thái Lan hay Trung Quốc. Những sản phẩm của Trung Quốc hay Thái Lan có mẫu mã rất đẹp và hàng của họ bán rất chạy tại thị trường Việt Nam nhờ nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng. Hơn nữa, thông thường khi một thương hiệu đa quốc gia muốn đổ bộ vào thị trường nào đó thì nó chắc chắn sẽ phải nghiên cứu thị trường đó rất cẩn thận và họ sẵn sàng có thể thay đổi nhiều thứ để phù hợp hơn với thị trường đó như: tên thương hiệu hay thiết kế của sản phẩm. Ngoài ra họ sẽ đưa sản phẩm của họ vào thị trường một thời gian để thử nghiệm trước khi chính thức đổ bộ. Thứ hai, thường thì bạn không thể chiến thắng những đối thủ mạnh bằng cách trở nên tốt hơn như kiểu: chúng tôi nắm bắt nhu cầu tốt hơn hay sản phẩm của tôi tốt hơn, phù hợp hơn...Bởi vì khách hàng thường mua những thứ mà họ cho rằng nó tốt hơn chứ không phải thực tế bản thân sản phẩm đó tốt hơn. Phản ứng thông thường của một số hãng bán lẻ thời trang là đưa ra chiến lược đa dạng hoá hay bán tất cả mọi thứ cho mọi người. Đây không phải là một chiến lược tốt nhất là khi phải đối đầu với đối thủ mạnh. 
Ảnh hưởng của Internet đến ngành thời trang
Sự phát triển của Internet đang ảnh hưởng rất lớn đến thói quen mua sắm của chúng ta, tác động đến rất nhiều ngành và lĩnh vực trong đó không ngoại trừ ngành bán lẻ, cụ thể là bán lẻ thời trang. Trước đây, Internet được xem như một kênh bán hàng hay một kênh phân phối nhưng khi đạt được đến một sự phát triển nhất định, nó sẽ trở thành một lĩnh vực riêng, một ngành riêng. Tương tự như việc trước đây Digital Marketing hay Marketing tương tác chỉ được xem như một công cụ truyền thông trong hoạt động truyền thông tích hợp của lĩnh vực Marketing nhưng giờ đây nó đã phát triển mạnh mẽ rồi tách ra và được xem như một ngành Marketing riêng biệt. Bán lẻ thời trang cũng vậy, bán lẻ trực tuyến sau khi đạt đến độ phát triển rực rỡ sẽ tách ra thành một ngành riêng với những thương hiệu chuyên biệt về bán lẻ thời trang trực tuyến.
Khai phá hoặc thu hẹp
Đây là cơ hội mà các doanh nghiệp Việt nên tận dụng nhằm khai phá thị trường mới này. Nhiều người sẽ nói hãng bán lẻ thời trang nào bây giờ chẳng có kênh bán hàng trực tuyến nhưng đây là giải pháp cho tiếp thị, cho thương hiệu chứ không phải cho lĩnh vực bán hàng. Hầu hết họ chỉ coi nó như là một kênh bán hàng hay một kênh truyền thông chứ không phải một ngành. Cơ hội thứ hai mà các doanh nghiệp nên tận dụng chính là sự phân chia của ngành thời trang. Ngành thời trang đã đang phân chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau như: thời trang công sở, thời trang dạ hội, thời trang nhanh, thời trang chậm...Hầu hết các nhà bán lẻ thời trang đều đi theo hướng đa dạng hoá hay kiểu một bộ quần áo có thể mặc cả đi ngủ lẫn đi chơi trong khi cơ hội lại ở hướng ngược lại.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Câu chuyện thương hiệu Xá xị Chương Dương

Nước xá xị mang thương hiệu Chương Dương từ lâu đã là một loại đồ uống có ga rất nổi tiếng ở miền nam Việt Nam. Thương hiệu từng một thời là niềm tự hào của người dân miền nam phải đứng trước những thách thức rất lớn đến từ sự cạnh tranh của những đối thủ ngoại như: Coca-Cola, Pepsi. Trong năm 2017, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và doanh thu cũng bị sụt giảm rất nhiều. Đặc biệt, xá xị là dòng sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp nhưng liên tục bị mất thị phần vào tay các ông lớn khác trong ngành. Theo suy nghĩ thông thường thì mọi người sẽ đổ lỗi cho một đống lí do như: công nghệ lỗi thời, phân phối yếu,...nhưng chắc chắn sẽ không mấy ai nghĩ đến những lí do rất đơn giản nhưng lại mang tầm quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là bao bì và mẫu mã của sản phẩm xá xị Chương Dương. Họ đã mắc phải một lỗi cơ bản trong hoạt động tiếp thị khi thiết kế bao bì, mẫu mã của sản phẩm xá xị quá giống với bao bì của nước ngọt Coca-cola. Thực chất, xá xị là một loại đồ uống được c...

Câu chuyện thương hiệu của những gói mì

Thị trường mì ăn liền của Việt Nam là một thị trường lớn và thu hút sự tham gia của rất nhiều các thương hiệu cả trong và ngoài nước. Đương nhiên là đi cùng với sự màu mỡ của thị trường này là một sự cạnh tranh cực kì khốc liệt đang diễn ra. Để tồn tại được trên thị trường này đã là một điều vô cùng khó khăn và để xây dựng thành công thương hiệu trên thị trường này chắc chắn phải là một cuộc chiến cực kì gian khổ và trường kỳ. Nhưng có những thương hiệu sau khi xây dựng thành công hình ảnh cho mình thì thật đáng tiếc lại không duy trì được và dần đánh mất nó. Có thể ở những thị trường hay những ngành mới thì hình ảnh thương hiệu không quyết định đến doanh số hay sự tồn tại của một doanh nghiệp nhưng đối với những thị trường đã đạt tới sự phát triển đỉnh cao cùng với một chỉ số cạnh tranh khốc liệt thì hình ảnh thương hiệu sẽ quyết định rất lớn đến vận mệnh tương lai của doanh nghiệp. Trên thị trường mì ăn liền ở Việt Nam hiện nay, những thương hiệu đang tồn tại và có chỗ đứng vững chắc...

Bánh mì Việt đủ sức thay thế cho hamburger

Mcdonald và Burger King là hai chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ với món ăn chủ đạo là bánh hamburger. Hai thương hiệu này với bề dày lịch sử hơn nửa thế kỷ của mình đã tung hoành trên thị trường thức ăn nhanh toàn cầu, có hàng trăm nghìn cửa hàng ở khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Với sự nổi tiếng toàn cầu của mình trong lĩnh vực thức ăn nhanh cùng với sức mạnh tài chính của mình, họ đã chinh phục được rất nhiều các thị trường lớn trên thế giới. Nhưng gần đây trên rất nhiều các trang báo đưa tin rằng hai ông lớn trong ngành thức ăn nhanh này đang gặp khó khăn khi kinh doanh ở Việt Nam. Khi mới vào Việt Nam họ đặt ra mục tiêu mở hàng trăm cửa hàng trong vài năm nhưng hiện tại thì mới mở được hơn chục cửa hàng dù đã bỏ ra rất nhiều tiền đầu tư. Tại sao họ chinh phục được rất nhiều thị trường lớn mà lại gặp khó với một thị trường nhỏ như Việt Nam? Điều gì đã cản bước họ trên con đường chiếm lĩnh thị trường Việt? Burger King hay Mcdonald  có một thương hiệu mạnh cùng vớ...