Sau thành công của Biti's Hunter nhờ vào sự xuất hiện của thương hiệu giày này trong hai MV đình đám của Sơn Tùng và Soobin Hoàng Sơn thì lượng bán của nó đã tăng lên gấp ba lần chỉ trong vòng một tuần. Phó giám đốc Marketing của hãng cho rằng sự thành công của chiến dịch phần lớn là nhờ vào thông điệp mà thương hiệu này truyền tải. Họ cho rằng nó thông điệp của họ rất có ý nghĩa đối với người trẻ và nói được tiếng nói của người trẻ, nhưng liệu có phải như vậy không? Một thành công nhờ vào một chiến lược đúng đắn và một thông điệp tốt không bao giờ đến nhanh chóng và dễ dàng đến vậy mà thường thì nó phải mất đến hàng năm hoặc vài năm để người tiêu dùng có thể tiếp cận và cảm nhận được nó. Điều đó có nghĩa là phải mất một khoảng thời gian nhất định thì thông điệp mới tác động tới tâm trí khách hàng và hành vi mua hàng của họ được. Vậy mà chỉ sau có một tuần mà lượng bán của Hunter đã tăng gấp ba lần, điều này cho thấy thành công này của họ không phải đến từ một chiến lược đúng đắn mà chỉ là từ việc ăn theo sự nổi tiếng của hai MV ca nhạc.
Thật sự thì chẳng ai lại muốn thừa nhận điều đó cả, nhưng sự thực thì nếu hai MV ca nhạc mà Hunter tham gia quảng cáo không trở nên nổi tiếng một cách khủng khiếp như vậy hoặc nó được quảng cáo trong một MV của một ca sĩ không mấy nổi tiếng thì liệu có ai quan tâm đến Hunter không? Sự nổi tiếng của Hunter đến sau khi mà MV của Sơn Tùng và Soobin Hoàng Sơn đã trở thành một hiện tượng trong nền âm nhạc Việt Nam rồi sau đó một loạt các bài báo được viết về sự xuất hiện của Hunter trong hai MV. Nhờ vào sự xuất hiện này mà Hunter trở nên nổi tiếng với giới trẻ và tạo nên một cơn sốt, một trào lưu mua giày Hunter vào thời điểm đầu năm 2017.
Đây là một thành công mang tính chiến thuật nhờ vào việc tận dụng, ăn theo trào lưu chứ không phải một thành công về mặt chiến lược như nhiều người lầm tưởng bởi một thành công mang tính chiến lược không tạo nên những cơn sốt nhất thời mà nó diễn ra rất chậm rãi, từ từ một thời gian nhất định và rồi sau đó mới phát triển mạnh mẽ còn hiện tượng thương hiệu giày Hunter thì mang dáng dấp của một trào lưu. Biểu hiện của một trào lưu là nó mang lại sự gia tăng doanh số rất mạnh nhưng lại trong một thời gian ngắn.
Thành công của Hunter là một điều rất đáng ngưỡng mộ nhưng cần phải xác định chính xác nguyên nhân của nó nếu không trong dài hạn khi lượng bán sụt giảm thì doanh nghiệp sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Có bài viết cho rằng khả năng sản xuất và phân phối còn kém của Hunter không đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng là một yếu điểm chết người bởi nếu khách hàng không tìm thấy Hunter để mua thì họ sẽ mua của các hãng giày nổi tiếng khác nhưng điều đó chưa chắc đã phải là một yếu điểm mà có khi nó vô tình đã giúp cho thương hiệu giày Hunter.
Khi không đáp ứng hết nhu cầu của thị trường thì sẽ có thể kéo dài nhu cầu đối với Hunter ra một thời gian lâu hơn và điều này là một đặc điểm của một xu hướng dài hạn. Làm như vậy sẽ khiến cho Hunter trở nên giống một xu hướng hơn là một trào lưu nhất thời. Điều tiếp theo mà Biti's cần làm là phát triển một chiến lược thực sự cho thương hiệu Hunter chứ không phải là một thông điệp kiểu ăn theo một bài hát hay một sự kiện. Ăn theo là một chiến thuật rất hiệu quả trong truyền thông nhưng nó phải được dùng để thể hiện chiến lược của thương hiệu hay nói cách khác chiến thuật là phương tiện chứ không phải mục đích, mục đích hướng tới phải là chiến lược. Cái thời của những câu slogan chẳng liên quan gì đến chiến lược của thương hiệu đã qua, một câu slogan tốt phải thể hiện được ý nghĩa mang tính chiến lược của thương hiệu và phải rất thực tế. Một điều rất quan trọng nữa là thông điệp chiến lược của thương hiệu cần phải được duy trì một cách nhất quán trong một thời gian dài để có thể thâm nhập vào tâm trí khách hàng.
Thật sự thì chẳng ai lại muốn thừa nhận điều đó cả, nhưng sự thực thì nếu hai MV ca nhạc mà Hunter tham gia quảng cáo không trở nên nổi tiếng một cách khủng khiếp như vậy hoặc nó được quảng cáo trong một MV của một ca sĩ không mấy nổi tiếng thì liệu có ai quan tâm đến Hunter không? Sự nổi tiếng của Hunter đến sau khi mà MV của Sơn Tùng và Soobin Hoàng Sơn đã trở thành một hiện tượng trong nền âm nhạc Việt Nam rồi sau đó một loạt các bài báo được viết về sự xuất hiện của Hunter trong hai MV. Nhờ vào sự xuất hiện này mà Hunter trở nên nổi tiếng với giới trẻ và tạo nên một cơn sốt, một trào lưu mua giày Hunter vào thời điểm đầu năm 2017.
Đây là một thành công mang tính chiến thuật nhờ vào việc tận dụng, ăn theo trào lưu chứ không phải một thành công về mặt chiến lược như nhiều người lầm tưởng bởi một thành công mang tính chiến lược không tạo nên những cơn sốt nhất thời mà nó diễn ra rất chậm rãi, từ từ một thời gian nhất định và rồi sau đó mới phát triển mạnh mẽ còn hiện tượng thương hiệu giày Hunter thì mang dáng dấp của một trào lưu. Biểu hiện của một trào lưu là nó mang lại sự gia tăng doanh số rất mạnh nhưng lại trong một thời gian ngắn.
Thành công của Hunter là một điều rất đáng ngưỡng mộ nhưng cần phải xác định chính xác nguyên nhân của nó nếu không trong dài hạn khi lượng bán sụt giảm thì doanh nghiệp sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Có bài viết cho rằng khả năng sản xuất và phân phối còn kém của Hunter không đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng là một yếu điểm chết người bởi nếu khách hàng không tìm thấy Hunter để mua thì họ sẽ mua của các hãng giày nổi tiếng khác nhưng điều đó chưa chắc đã phải là một yếu điểm mà có khi nó vô tình đã giúp cho thương hiệu giày Hunter.
Khi không đáp ứng hết nhu cầu của thị trường thì sẽ có thể kéo dài nhu cầu đối với Hunter ra một thời gian lâu hơn và điều này là một đặc điểm của một xu hướng dài hạn. Làm như vậy sẽ khiến cho Hunter trở nên giống một xu hướng hơn là một trào lưu nhất thời. Điều tiếp theo mà Biti's cần làm là phát triển một chiến lược thực sự cho thương hiệu Hunter chứ không phải là một thông điệp kiểu ăn theo một bài hát hay một sự kiện. Ăn theo là một chiến thuật rất hiệu quả trong truyền thông nhưng nó phải được dùng để thể hiện chiến lược của thương hiệu hay nói cách khác chiến thuật là phương tiện chứ không phải mục đích, mục đích hướng tới phải là chiến lược. Cái thời của những câu slogan chẳng liên quan gì đến chiến lược của thương hiệu đã qua, một câu slogan tốt phải thể hiện được ý nghĩa mang tính chiến lược của thương hiệu và phải rất thực tế. Một điều rất quan trọng nữa là thông điệp chiến lược của thương hiệu cần phải được duy trì một cách nhất quán trong một thời gian dài để có thể thâm nhập vào tâm trí khách hàng.
Nhận xét
Đăng nhận xét