Tập đoàn ô tô Ấn Độ Tata đã từng tung ra thị trường loại ô tô rẻ nhất thế giới với mong muốn mang lại cho người dân một chiếc xe hơi rẻ như xe máy với giá chỉ 2000$, một chiếc để người nghèo cũng có thể mua ô tô. Truyền thông cũng như người dân Ấn Độ đều rất hoan hỉ, nóng lòng chờ đợi sự ra mắt của chiếc xe này. Những tưởng khi chiếc xe được ra mắt thì nó sẽ đạt được một thành công rất lớn và trở thành một loại xe quốc dân của Ấn Độ nhưng doanh số của nó đã tụt từ 100 nghìn xe vào năm 2009 là năm mà dòng xe này ra mắt xuống còn 7 nghìn xe vào năm 2016 và trong 7 tháng đầu năm 2017 thì chỉ còn 250 xe.
Vậy thì tại sao trước khi ra mắt, truyền thông và dân chúng lại tỏ ra hết sức ủng hộ cho sự ra đời của dòng xe này. Bởi vì lúc đó họ chưa phải đứng trước một quyết định mua thực sự nên họ chưa phải suy nghĩ, chưa phải đắn đo, thấy ô tô rẻ đến mức độ như vậy thì ai mà chẳng muốn. Chỉ khi dòng xe được chính thức tung ra và lúc này họ phải đối mặt với một quyết định mua thực sự thì lúc này họ mới biết được quyết định thực sự của mình là gì. Bạn hãy thử tưởng tượng bạn ra quyết định mua một chiếc xe ô tô mà lại chỉ rẻ bằng một chiếc xe máy. Điều này thật kinh khủng. Một chiếc ô tô bình thường lên tới hàng tỷ đồng, bét lắm cũng phải vài trăm triệu, vậy mà một chiếc ô tô lại chỉ có giá vài chục triệu, vậy thì chất lượng của chiếc ô tô này thế nào? Chắc ai cũng có thể trả lời. Bạn có dám đặt cả tính mạng bản thân và gia đình vào một chiếc ô tô như vậy không? Chắc là không. Thà đi một chiếc xe máy xịn còn hơn ngồi lên chiếc ô tô như vậy. Đây là nguyên nhân dẫn đến thất bại của chiếc xe này.
Từ thất bại này có ý kiến cho rằng Vinfast không nên sản xuất ô tô giá rẻ vì ô tô giá rẻ không thể hiện được đẳng cấp và mọi người thà đi xe máy để giữ phẩm giá của họ còn hơn đi một chiếc ô tô giá rẻ. Điều đó thật sai lầm. Chẳng có gì sai khi tạo ra một dòng sản phẩm bình dân cả. Nhu cầu của mọi người không giống nhau và luôn có những người sẵn sàng mua xe giá rẻ. Thất bại của ô tô Nano nằm ở chỗ nó quá tham vọng khi muốn thay thế hoàn toàn xe máy bằng ô tô giá rẻ khiến cho nhận thức về chất lượng cũng như chất lượng thực sự của nó không tốt.
Rồi có những ý kiến cho rằng làm ô tô giá rẻ sẽ ảnh hưởng đến định vị cao cấp của Vingroup. Không thể đánh đồng tất cả như vậy được bởi vì mỗi sản phẩm, mỗi thương hiệu có một định vị riêng. Một hãng ô tô vừa có thương hiệu ô tô cao cấp vừa có thương hiệu ô tô bình dân là chuyện bình thường. Đấy là cùng một lĩnh vực là ô tô mà người ta còn làm thế được chứ chưa nói là các lĩnh vực khác nhau như của Vingroup. Họ bán cả ô tô bình dân lẫn cao cấp được thì tại sao Vingroup không thể vừa bán nhà cao cấp vừa bán ô tô bình dân được?
Xe Proton của Malaysia đã từng tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp xe hơi của nước này nhờ tạo ra một dòng ô tô với mức giá chỉ từ 200-300 triệu. Vinfast muốn tạo được một cuộc cách mạng thật sự trong ngành ô tô Việt Nam thì cần phải nghĩ tới phương án ô tô giá rẻ. Tại sao nói như vậy? Vì Việt Nam cũng giống như Malaysia,Việt Nam không phải là nước có lợi thế cũng như bề dày về ngành công nghiệp ô tô. Nếu đặt ta lên bản đồ thương hiệu ô tô cao cấp với các nước như Nhật Bản hay Mỹ thì khó mà bằng được.
Sự rầm rộ về mặt truyền thông cũng như niềm tự hào dân tộc không đưa thương hiệu đến với thành công. Giống như ô tô Vinfast, trước khi ra mắt thì Nano cũng được giới truyền thông rầm rộ đưa tin, người dân thì tự hào về thương hiệu ô tô quốc dân. Và khi mới ra mắt nhờ niềm tự hào dân tộc mà họ bán được nhưng sau chục năm, khi những thứ đó mất đi thì họ phải đối mặt với một con số vô cùng khủng khiếp, đó là chỉ 250 xe được bán ra trong nửa năm.
Vậy thì tại sao trước khi ra mắt, truyền thông và dân chúng lại tỏ ra hết sức ủng hộ cho sự ra đời của dòng xe này. Bởi vì lúc đó họ chưa phải đứng trước một quyết định mua thực sự nên họ chưa phải suy nghĩ, chưa phải đắn đo, thấy ô tô rẻ đến mức độ như vậy thì ai mà chẳng muốn. Chỉ khi dòng xe được chính thức tung ra và lúc này họ phải đối mặt với một quyết định mua thực sự thì lúc này họ mới biết được quyết định thực sự của mình là gì. Bạn hãy thử tưởng tượng bạn ra quyết định mua một chiếc xe ô tô mà lại chỉ rẻ bằng một chiếc xe máy. Điều này thật kinh khủng. Một chiếc ô tô bình thường lên tới hàng tỷ đồng, bét lắm cũng phải vài trăm triệu, vậy mà một chiếc ô tô lại chỉ có giá vài chục triệu, vậy thì chất lượng của chiếc ô tô này thế nào? Chắc ai cũng có thể trả lời. Bạn có dám đặt cả tính mạng bản thân và gia đình vào một chiếc ô tô như vậy không? Chắc là không. Thà đi một chiếc xe máy xịn còn hơn ngồi lên chiếc ô tô như vậy. Đây là nguyên nhân dẫn đến thất bại của chiếc xe này.
Từ thất bại này có ý kiến cho rằng Vinfast không nên sản xuất ô tô giá rẻ vì ô tô giá rẻ không thể hiện được đẳng cấp và mọi người thà đi xe máy để giữ phẩm giá của họ còn hơn đi một chiếc ô tô giá rẻ. Điều đó thật sai lầm. Chẳng có gì sai khi tạo ra một dòng sản phẩm bình dân cả. Nhu cầu của mọi người không giống nhau và luôn có những người sẵn sàng mua xe giá rẻ. Thất bại của ô tô Nano nằm ở chỗ nó quá tham vọng khi muốn thay thế hoàn toàn xe máy bằng ô tô giá rẻ khiến cho nhận thức về chất lượng cũng như chất lượng thực sự của nó không tốt.
Rồi có những ý kiến cho rằng làm ô tô giá rẻ sẽ ảnh hưởng đến định vị cao cấp của Vingroup. Không thể đánh đồng tất cả như vậy được bởi vì mỗi sản phẩm, mỗi thương hiệu có một định vị riêng. Một hãng ô tô vừa có thương hiệu ô tô cao cấp vừa có thương hiệu ô tô bình dân là chuyện bình thường. Đấy là cùng một lĩnh vực là ô tô mà người ta còn làm thế được chứ chưa nói là các lĩnh vực khác nhau như của Vingroup. Họ bán cả ô tô bình dân lẫn cao cấp được thì tại sao Vingroup không thể vừa bán nhà cao cấp vừa bán ô tô bình dân được?
Xe Proton của Malaysia đã từng tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp xe hơi của nước này nhờ tạo ra một dòng ô tô với mức giá chỉ từ 200-300 triệu. Vinfast muốn tạo được một cuộc cách mạng thật sự trong ngành ô tô Việt Nam thì cần phải nghĩ tới phương án ô tô giá rẻ. Tại sao nói như vậy? Vì Việt Nam cũng giống như Malaysia,Việt Nam không phải là nước có lợi thế cũng như bề dày về ngành công nghiệp ô tô. Nếu đặt ta lên bản đồ thương hiệu ô tô cao cấp với các nước như Nhật Bản hay Mỹ thì khó mà bằng được.
Sự rầm rộ về mặt truyền thông cũng như niềm tự hào dân tộc không đưa thương hiệu đến với thành công. Giống như ô tô Vinfast, trước khi ra mắt thì Nano cũng được giới truyền thông rầm rộ đưa tin, người dân thì tự hào về thương hiệu ô tô quốc dân. Và khi mới ra mắt nhờ niềm tự hào dân tộc mà họ bán được nhưng sau chục năm, khi những thứ đó mất đi thì họ phải đối mặt với một con số vô cùng khủng khiếp, đó là chỉ 250 xe được bán ra trong nửa năm.
Nhận xét
Đăng nhận xét